| Hotline: 0983.970.780

Thực hư doanh nghiệp sở hữu vườn sâm Ngọc Linh ‘ảo’

Thứ Sáu 07/01/2022 , 15:29 (GMT+7)

Doanh nghiệp ‘nổ’ đang sở hữu hàng chục ha sâm Ngọc Linh quý hiếm nhưng trên thực tế chính quyền khẳng định không có.

Doanh nghiệp khai trương trụ sở tại Kon Tum và giới thiệu có vườn sâm Ngọc Linh hàng chục ha.

Doanh nghiệp khai trương trụ sở tại Kon Tum và giới thiệu có vườn sâm Ngọc Linh hàng chục ha.

Ngày 7/1, UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản giao Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương cùng UBND huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei kiểm tra thông tin Công ty cổ phần Đầu tư Sâm Việt Nam công bố có hàng chục ha sâm Ngọc Linh.

Được biết, UBND tỉnh UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nhanh chóng xác minh, làm rõ việc có hay không vùng nguyên 10 ha sâm Ngọc Linh của Công ty cổ phần Đầu tư Sâm Việt Nam nhằm ngăn chặn các tổ chức, cá nhân trục lợi và làm ảnh hưởng tới thương hiệu sâm Ngọc Linh. UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu việc kiểm tra phải hoàn thành, báo cáo trước ngày 10/1.

Trước đó vào cuối tháng 11/2021, Công ty cổ phần Đầu tư Sâm Việt Nam đã tổ chức lễ khai trương trụ sở tại số 740 Phạm Văn Đồng, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Tại đây, doanh nghiệp này đã giới thiệu đang sở hữu 2 ha sâm Ngọc Linh quý hiếm tại xã Mường Hoong (huyện Đăk Glei) và 8 ha tại xã Ngọc Lây (huyện Tu Mơ Rông) của tỉnh Kon Tum.

Ngoài ra, vào tháng 4/2021, Công ty cổ phần Đầu tư Sâm Việt Nam đã có văn bản gửi Sở Khoa học và Công nghệ Kon Tum đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh cho 500.000 cây là sản phẩm sâm củ của công ty. Đơn vị này cam kết thông tin nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm về các thông tin này. Tuy nhiên, Sở Khoa học và Công nghệ Kon Tum không đồng ý.

Điều đáng nói, thông tin trên được công bố trước sự chứng kiến của ông Nguyễn Hữu Tháp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, ông Nguyễn Tấn Liêm, Giám đốc Sở NN-PTNTvà nhiều lãnh đạo các sở, địa phương, khách mời khác.

Ngay sau khi thông tin được công bố, nhiều người trong đó có cả lãnh đạo của huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông ngỡ ngàng. Nhất là khi sâm Ngọc Linh là loài thực vật có giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao có “thủ phủ” tại tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt sâm Ngọc Linh là "quốc bảo" của Việt Nam. Trong thời gian qua nhiều đối tượng đã đưa những loại cây có hình dáng giống về tỉnh Kon Tum giả làm Sâm Ngọc Linh để lừa bán.

Sản phẩm doanh nghiệp tự giới thiệu là sâm Ngọc Linh.

Sản phẩm doanh nghiệp tự giới thiệu là sâm Ngọc Linh.

Tìm hiểu thực hư vấn đề này, phóng viên Báo Nông Nghiệp Việt Nam đã đến xã Ngọc Lây để nắm bắt thông tin. Qua kiểm tra tại địa phương có ông A Groi (thôn Lộc Bông) có bán cho phía Công ty Sâm Việt Nam một số ít cây sâm Ngọc Linh. Ngoài ra, còn ông A Ngao (thôn Mô Za) nhận trồng cho công ty này 5 luống mới được 2 năm.

Trao đổi với phóng viên, ông A Ngao xác nhận, Công ty cổ phần Đầu tư Sâm Việt Nam có nhờ ông trồng 500 cây giống sâm Ngọc Linh với diện tích khoảng 200m2. Năm nay, công ty dự kiến gieo gống thêm khoảng 1.000 hạt.

Ông Đặng Quốc Dũng, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lây cho biết, sâm Ngọc Linh là loài cây đặc thù, được quản lý rất chặt chẽ để bảo tồn nguồn giống sâm gốc Ngọc Linh và thương hiệu sâm Ngọc Linh. Do đó, xã chỉ phối hợp giới thiệu, làm việc với các doanh nghiệp mà đã được UBND tỉnh thống nhất chủ trương. Hiện tại có 2 đơn vị đã triển khai trồng sâm Ngọc Linh là Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum và Công ty cổ phần Vingin. Việc Công ty cổ phần Đầu tư Sâm Việt Nam công bố đang sở hữu 8 ha sâm Ngọc Linh, địa phương đã cho kiểm tra nhưng không hề có diện tích nào.

Còn ông Lê Bá Thế, Chủ tịch UBND xã Mường Hoong cũng khẳng định, Công ty Sâm Việt Nam không có diện tích nào trồng sâm ở địa phương, trong số những đơn vị liên kết với người dân để trồng sâm cũng không có công ty này.

Trong khi đó, ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông khẳng định, huyện mới chỉ có 5 doanh nghiệp đã được giới thiệu và 2 đơn vị đang khảo sát, lập dự án. Trong số này không hề có Công ty Sâm Việt Nam. Đơn vị này trồng ở đâu, liên kết như thế nào thì địa phương hoàn toàn không biết.

“Chúng tôi luôn hỗ trợ cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đến địa phương trồng sâm, liên kết với người dân để trồng sâm. Nhưng việc trồng sâm này phải đảm bảo, thông báo cho chính quyền địa phương để quản lý nguồn giống”, ông Mạnh cho biết.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất