| Hotline: 0983.970.780

Thuế giá trị gia tăng 5% không làm giá phân bón tăng

Thứ Bảy 24/10/2020 , 16:57 (GMT+7)

Nếu Quốc hội ban hành Nghị quyết chuyển phân bón từ không chịu thuế GTGT sang thuế suất 5% không làm giá phân bón tăng mà còn tạo hiệu ứng tốt cho ngành nông nghiệp.

Theo Hiệp hội Phân bón việt Nam, nếu Quốc hội ban hành Nghị quyết chuyển phân bón từ diện không chịu thuế giá trị gia tăng sang thuế suất 5% không làm giá phân bón tăng mà còn tạo hiệu ứng tích cực, toàn diện cho ngành phân bón và sản xuất nông nghiệp. Ảnh: PVFCCo.

Theo Hiệp hội Phân bón việt Nam, nếu Quốc hội ban hành Nghị quyết chuyển phân bón từ diện không chịu thuế giá trị gia tăng sang thuế suất 5% không làm giá phân bón tăng mà còn tạo hiệu ứng tích cực, toàn diện cho ngành phân bón và sản xuất nông nghiệp. Ảnh: PVFCCo.

Sửa thuế phân bón phù hợp với quốc tế và điều kiện trong nước

Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp đang gấp rút hoàn thiện các bước thẩm định theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về sửa thuế giá trị giá tăng (GTGT) phân bón để Chính phủ kịp trình Quốc hội thông qua Nghị quyết chuyển phân bón từ diện không chịu thuế GTGT sang mặt hàng chịu thuế 5% như trước khi Luật số 71 được ban hành và có hiệu lực từ năm 2015.

Việc Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ mức thuế giá trị giá tăng phân bón là 5% vẫn còn một vài ý kiến băn khoăn lo ngại sẽ làm tăng giá phân bón tới tay người nông dân. Tuy nhiên theo tính toán phân tích chi tiết của các chuyên gia tài chính thuộc Hiệp hội Phân bón Việt Nam, giá phân bón tới tay nông dân không những không bị ảnh hưởng tiêu cực gì mà còn có những tác động tích cực và toàn diện trên nhiều khía cạnh.

Theo phân tích của các chuyên gia tài chính thuộc Hiệp hội Phân bón Việt Nam, việc thay đổi thuế GTGT từ không chịu thuế sang mức thuế 5% chủ yếu là câu chuyện liên quan tới hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm.

Nếu áp dụng chính sách không chịu thuế GTGT, toàn bộ thuế GTGT đầu vào của ngành sản xuất kinh doanh phân bón như: Điện, khí, than, quặng, nguyên liệu, máy móc, vận tải, trang thiết bị… đều phải được hạch toán vào giá thành và giá bán nên nông dân vẫn là đối tượng cuối cùng phải chịu chi phí này.

Lượng chi phí tăng thêm này tùy theo doanh nghiệp vì còn phụ thuộc vào loại phân bón, khấu hao, tiêu hao nhiên liệu, mức độ tự động hóa, thuế GTGT đầu vào là 0% hay 5% hay 10%...

Với 1 số doanh nghiệp lớn có nhà máy được khấu hao hết hiện nay, nguyên liệu chính chiếm khoảng 60 - 70% giá thành sản xuất và thời gian qua, khi không chịu thuế GTGT doanh nghiệp phải hạch toán vào chi phí làm cho giá thành sản phẩm tăng từ 5% - 8%.

Tuy nhiên, khi đầu ra có thuế 5%, các doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ được khấu trừ hoặc hoàn một số loại thuế của chi phí đầu vào, nên giá thành sản xuất sẽ giảm xuống, thời gian và khấu hao tài sản cũng giảm đi, khi đó giá thành phân bón giảm nên giá bán cũng sẽ có cơ hội để giảm tỷ thuận theo.

Bên cạnh đó, việc áp 5% thuế là phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của Luật thuế GTGT. Theo đó, Luật thuế GTGT đang có 3 mức thuế suất là 0%, 5% và 10%. Mức thuế 0% áp dụng với hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu theo thông lệ quốc tế.

Mức thuế GTGT đối với phân bón tại một số nước trên thế giới. Ảnh: Nguyên Huân.

Mức thuế GTGT đối với phân bón tại một số nước trên thế giới. Ảnh: Nguyên Huân.

Trong đó, mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho đời sống và hàng hóa, dịch vụ là đầu vào sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Mức thuế suất 10% áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ thông thường khác.

Đa số tại các quốc gia trên thế giới, phân bón đều thuộc diện chịu thuế GTGT, cá biệt có khu vực thuế suất GTGT cho phân bón lên đến 20%.

3 kịch bản khi sửa thuế GTGT phân bón về mức 5%

Theo phân tích, tính toán của các chuyên gia tài chính, có 3 trường hợp, kịch bản cụ thể cho câu chuyện thuế GTGT phân bón.

Trường hợp 1. Giá bán sản phẩm không tăng, trước áp thuế, toàn bộ thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ sẽ là chi phí của doanh nghiệp.

Sau khi áp thuế, theo lý thuyết toàn bộ thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ sẽ không hạch toán vào chi phí nữa nên doanh nghiệp sẽ giảm chi phí phần này.

Tuy nhiên đồng thời doanh nghiệp cũng phải giảm doanh thu do giá bán sản phẩm không đổi tương ứng thuế GTGT đầu ra 5%. Qua đó, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp có thể tăng nhưng không đáng kể.

Doanh nghiệp sẽ được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới đối với sản phẩm là phân bón mà không phải ghi tăng giá trị tài sản như hiện nay. Đây là điểm rất tốt để khuyến khích đầu tư, đặc biệt phân bón công nghệ mới, cần suất đầu tư cao.

Theo trường hợp 1, ước tính toàn bộ các doanh nghiệp phân bón sẽ bị giảm tổng doanh thu hơn 3.000 tỷ đồng nhưng do được giảm chi phí (thuế GTGT đầu vào) nên lợi nhuận trước thuế không thay đổi nhiều.

Báng tính tổng doanh thu của ngành phân bón và giá bán các loại phân bón trước khi sửa Luật thuế số 71. Ảnh: Nguyên Huân.

Báng tính tổng doanh thu của ngành phân bón và giá bán các loại phân bón trước khi sửa Luật thuế số 71. Ảnh: Nguyên Huân.

Báng tính tổng doanh thu của ngành phân bón và giá bán các loại phân bón sau khi sửa Luật thuế số 71 theo hướng áp mức thuế 5%. Ảnh: Nguyên Huân.

Báng tính tổng doanh thu của ngành phân bón và giá bán các loại phân bón sau khi sửa Luật thuế số 71 theo hướng áp mức thuế 5%. Ảnh: Nguyên Huân.

Trường hợp 2. Giá bán sản phẩm giảm do doanh nghiệp được giảm chi phí, giảm suất đầu tư nên giá thành giảm, có thể giảm giá bán.

Đây là trường hợp mà người dân được lợi nhất vì giá bán giảm nhưng phần giá bán giảm sẽ không được nhiều do mức giảm giá của doanh nghiệp chỉ tương ứng với mức nhất định nếu không sẽ làm lợi nhuận giảm sâu.

Trường hợp 3. Giá bán sản phẩm tăng tương ứng với phần tăng của thuế GTGT. Tuy nhiên, giá bán là do thị trường quyết định, hiện trên thị trường phân bón rất cạnh tranh, Việt Nam cũng gia nhập đầy đủ các hiệp ước quốc tế trong đó có phân bón, thuế suất nhập khẩu phân bón hầu hết bằng 0%, giá phân bón nhập khẩu rẻ... do vậy, việc tăng thêm giá phân bón là khó xảy ra, hoặc nếu có, sẽ rất ngắn hạn.

Theo các chuyên gia, tác dụng lớn nhất của việc sửa thuế này là trả lại sự công bằng cho phân bón trong nước với phân bón nhập khẩu, tăng sức cạnh tranh của phân bón “Made in Vietnam”, khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.

Hiện nay (khi chưa sửa Luật) phân bón nhập khẩu có lợi hơn do nguyên liệu rẻ, thuế nhập khẩu gần như không có nên giá bán luôn thấp hơn phân bón trong nước làm sản xuất nội địa đình đốn, không phát triển.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng phân bón nhập khẩu các loại năm 2014 (thời điểm trước khi Luật 71/2014/QH13 được áp dụng) chỉ là 3,7 triệu tấn, đến năm 2017 con số này đã là hơn 5,6 triệu tấn, tăng gần 2 triệu tấn, riêng đạm urê tăng gần 2,5 lần.

Đồng thời, không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị vì toàn bộ thuế GTGT cho khoản đầu tư cũng không được hoàn/khấu trừ. 

Có thể thấy, với chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình: “Sửa Luật thuế số 71 đảm bảo theo nguyên tắc “không làm tăng chi phí đầu vào cho nông dân”, có nghĩa giá bán phân bón sau khi sửa luật phải không được tăng so với trước khi sửa luật và theo quy luật thị trường kịch bản 1 sẽ chiếm ưu thế nhiều nhất.

Đặc biệt, bà con nông dân cả nước sẽ được hưởng lợi trong dài hạn, giá cả phân bón thấp hơn, giảm giá trị vật tư đầu vào, cải thiện hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập đáng kể của ngành nông nghiệp cả nước.

Xem thêm
Thuốc trừ sâu, trừ nhện King Spider 93SC

King Spider 93 SC là hỗn  hợp của hoạt chất: Spirodiclofen 75 g/kg + Emamectin benzoate 18g/kg, là thuốc trừ sâu ăn lá và chích hút đặc biệt rất công hiệu trừ nhện các loại.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm