| Hotline: 0983.970.780

Thương nhân Trung Quốc đưa ra 5 kiến nghị giúp nâng cao giá trị nông sản Việt

Thứ Bảy 07/01/2023 , 08:45 (GMT+7)

Việt Nam cần xây dựng mô hình nông nghiệp mới kết nối chặt chẽ giữa người sản xuất và người bán hàng, đồng thời có thể cập nhật thông tin thị trường Trung Quốc.

Empty

Nhiều doanh nghiệp sản xuất trái cây Việt Nam thiếu hiểu biết về xu hướng thị trường Trung Quốc, bán hàng một cách thụ động mà không tìm hiểu nhu cầu thực sự của thị trường.

Quan chức Hiệp hội thương mại quốc tế Trung Quốc, ông Vương Chính Ba, cho rằng Việt Nam cần làm thêm nhiều điều để sánh ngang Thái Lan về sầu riêng, trước khi tính chuyện vươn lên số một.

Phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam có cuộc trao đổi với ông Vương Chính Ba, Chủ tịch Ban thương mại xuyên biên giới, chi nhánh thương mại Quảng Tây, thuộc Hiệp hội thương mại quốc tế Trung Quốc, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH quản lý chuỗi cung ứng Vận Đa Đa (Công ty Vận Đa Đa). Giới doanh nhân Trung Quốc coi Hiệp hội này là tổ chức có uy tín trong cộng đồng doanh nghiệp.

Ông Vương cho biết chi nhánh Quảng Tây của Hiệp hội thương mại quốc tế Trung Quốc hiện có khoảng 300 thành viên. Đa số các doanh nghiệp của đơn vị này nhập khẩu và tiêu thụ nông sản đến từ các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Thái Lan đang vượt Việt Nam

Ông Vương cho biết Thái Lan và Việt Nam đều là “hai cường quốc” trong xuất khẩu nông sản. Song điều đáng ngạc nhiên, là Thái Lan đang vượt xa Việt Nam về sản lượng. Dù mỗi năm tổng lượng hoa quả Thái Lan làm ra là 5,43 triệu tấn, còn Việt Nam là 12 triệu đến 13 triệu tấn. Tuy nhiên, ước tính kim ngạch xuất khẩu hoa quả từ Thái Lan sang Trung Quốc là 8,53 tỷ USD, còn Việt Nam chỉ chưa tới 3,2 tỷ USD.

Từ thực trạng này, ông Vương đưa ra 5 kiến nghị với hy vọng nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản Việt.

Thứ nhất, các cơ quan chức năng và nông dân trồng trái cây của Việt Nam kiểm soát chặt chẽ chất lượng trái cây và xây dựng các quy tắc thống nhất để đảm bảo rằng việc hái và khử trùng trái cây Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và không sử dụng hóa chất hoặc thuốc trừ sâu vi phạm quy định; về quy trình đóng gói, bán hàng cũng yêu cầu nghiêm ngặt. Đảm bảo chất lượng, đồng thời khuyến nghị trái cây Việt Nam khi xuất khẩu phải áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc chất lượng.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất trái cây Việt Nam thiếu hiểu biết về xu hướng thị trường Trung Quốc, bán hàng một cách thụ động mà không tìm hiểu nhu cầu thực sự của thị trường. Khi các chợ đầu mối của Trung Quốc mở cửa vào buổi sáng, các thương nhân Thái Lan thường có thể nắm bắt giá cả nhanh chóng và bán sản phẩm hiệu quả, trong khi thương nhân Việt Nam chậm hơn.

Việt Nam cần xây dựng mô hình nông nghiệp mới kết nối chặt chẽ giữa người sản xuất và người bán hàng, đồng thời có thể nắm bắt thông tin thị trường Trung Quốc mới nhất.

Kể từ tháng 9/2022, sầu riêng Việt Nam xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, được nhiều người tiêu dùng nước này quan tâm. Tuy nhiên, vài tháng sau, xuất hiện tình huống bất thường. Đó là việc doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc ngoài việc phải chi trả tiền hàng, còn phải trả tiền “chỉ tiêu xuất khẩu sầu riêng” của phía Việt Nam.

Đề nghị Chính phủ Việt Nam thành lập cơ quan xúc tiến thương mại nông sản với Trung Quốc để giúp xây dựng thương hiệu và tiếp thị nông sản Việt Nam tại Trung Quốc. Cho dù đó là thiết lập văn phòng thường trú tại Trung Quốc hay thông qua mua sắm trực tuyến, nó cung cấp cho người mua Trung Quốc các kênh mua sắm thuận tiện hơn với ít người trung gian hơn.

Dự án "Chợ trái cây quốc tế" tại Trung Quốc khởi trong năm 2022 và điểm dừng chân đầu tiên sẽ là địa điểm thường trực của Hội chợ triển lãm Trung Quốc-ASEAN: Nam Ninh, thủ phủ tỉnh Quảng Tây. Chúng tôi dự định tổ chức một cuộc triển lãm và bán sầu riêng Việt Nam quy mô lớn tại Nam Ninh, chủ yếu thông qua mô hình bán trước trực tuyến, để đổi mới mô hình bán trái cây Việt Nam tại Trung Quốc!

Nói cách khác, theo cách này trong tương lai, trái cây Việt Nam có thể vừa được hái tại vườn Việt Nam, chúng ta đã bán xong hàng sang Trung Quốc. Những người bạn Việt Nam quan tâm có thể liên hệ với chúng tôi sau cuộc họp để cùng nhau quảng bá mô hình bán hàng sáng tạo này.

Chúng tôi hy vọng sẽ thiết lập mối quan hệ hợp tác trực tiếp nhất với các nhà cung cấp trái cây Việt Nam và giảm bớt các liên kết lưu thông, chúng tôi hy vọng rằng Chính phủ Việt Nam có thể tổ chức các nhà cung cấp trái cây Việt Nam mạnh mẽ hơn để hợp tác với chúng tôi để đôi bên cùng có lợi.

to-yen

Kiểm tra, chế biến tổ yến ở Việt Nam. Ảnh: TTXVN.

Cẩn trọng với thị trường tổ yến

"Tổ yến là là sản phẩm dành cho thị trường cao cấp. Nói đơn giản là nhà giàu mới dám dùng. Trong điều kiện thị trường đang có nhiều biến động hiện nay, Việt Nam cần làm nhiều điều để tồn tại. Mặt khác, lâu nay tổ yến Indonesia đang chiếm lĩnh ngôi đầu, cạnh tranh với họ là không đơn giản", ông Lưu Nam Tài, đại diện tại Việt Nam của Công ty TNHH logicstic Cương Chính, Quảng Tây, nói. 

Theo đánh giá của giới doanh nghiệp nông sản Trung Quốc, lợi thế lớn của tổ yến Việt Nam là chất lượng, hàm lượng dược liệu, các vitamin, chất bổ trong tổ yến không thua kém Indonesia, Philippines, Myanmar. Ước tính mỗi năm Việt Nam có thể cung cấp hơn 120 tấn tổ yến, trị giá khoảng nửa tỷ USD. 

Hai doanh nghiệp nhập khẩu tổ yến ở Trung Quốc, độc lập với nhau, khi trả lời phỏng vấn của Báo Nông nghiệp Việt Nam, đều nói họ "đặt nhiều kỳ vọng" ở mặt hàng này. "Cái lợi đầu tiên với doanh nghiệp và người tiêu dùng nước chúng tôi, là không bị quá phụ thuộc vào một thị trường. Với việc hai nước ký Nghị định thư về xuất khẩu tổ yến, cuộc cạnh tranh sẽ công bằng hơn, người tiêu dùng thêm quyền lựa chọn. Song điều đáng quan tâm nhất là khâu vận chuyển, rất mong phía Việt Nam quan tâm điểm này".

Trên một số trang web thương mại trực tuyến ở Trung Quốc, giá 1 gram tổ yến Việt Nam dao động từ 60 đến 70 NDT. Cao nhất là tại Thượng Hải, giá bán buôn 1 gram tổ yến là 70 NDT (khoảng 237.000 đồng).

Đối với mặt hàng khoai lang tím, giới doanh nhân Trung Quốc đa phần cho là "dễ thở" hơn, do giá cả không thuộc loại hàng cao cấp. Mặt khác, thói quen ăn khoai lang như một thực phẩm hàng ngày ở học sinh, sinh viên miền Nam Trung Quốc là điều kiện thuận lợi với Việt Nam. 

Ông Lưu Nam Tài cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam nên sang thị trường Trung Quốc, tìm hiểu về loại mỳ sợi chế biến từ khoai lang tím, hiện rất đắt khách. 

Chúng tôi đọc trên báo chí Trung Quốc, thấy nhắc đến chỉ đạo của Bộ trưởng Lê Minh Hoan với các cơ quan Nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp, nông dân nuôi tổ yến, về việc quản lý chất lượng, quản lý mã số sản xuất, đóng gói, an toàn vệ sinh thực phẩm... Nếu làm đúng như chỉ đạo của Bộ trưởng Lê Minh Hoan, tiềm năng là rất lớn.

Nhận định chung của một số doanh nghiệp Trung Quốc

Xem thêm
Xuất khẩu gạo Việt Nam lần đầu vượt 5 tỷ USD

Sau khi đạt kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu trong năm 2023, xuất khẩu gạo Việt Nam trong năm nay tiếp tục tăng mạnh và đã vượt mốc 5 tỷ USD.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Greenfeed được vinh danh nhờ chuyển đổi xanh trong sản xuất nông nghiệp

Greenfeed được gọi tên trong tốp 100 doanh nghiệp bền vững năm thứ ba liên tiếp, nhờ các thực hành nông nghiệp tuần hoàn ứng dụng trong mọi hoạt động sản xuất. 

TP Phủ Lý mở rộng được công nhận là đô thị loại II

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà công nhận thành phố Phủ Lý là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hà Nam.