| Hotline: 0983.970.780

Thủy điện... khát nước

Thứ Ba 27/08/2019 , 09:07 (GMT+7)

Nắng nóng kéo dài trên diện rộng và với cường độ gay gắt, cộng với lưu lượng nước về hồ chứa thủy điện Ka Nak trên lưu vực sông Ba thiếu hụt, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận hành sản xuất điện và cấp nước cho hạ du của Nhà máy Thủy điện An Khê-Ka Nak (Gia Lai).

Nhà máy điện gặp khó

Hiện nay, mực nước tại hồ Ka Nak đã cạn kiệt, chỉ đạt mức 488m và luôn ở mức xấp xỉ mực nước chết 485m (thấp hơn 27m so với trung bình nhiều năm là 515m). Do vậy, Cty Thủy điện An Khê-Ka Nak phải sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả nhằm đáp ứng việc cấp nước cho vùng hạ du sông Ba qua đập tràn An Khê trong các tháng mùa khô cạn năm 2019.

16-37-24_nh_muc_nuoc_ti_ho_k_nk_xuong_xp_xi_muc_nuoc_chet
Mực nước tại hồ Ka Nak xuống xấp xỉ mực nước chết.

Ông Đặng Văn Tuần, GĐ Cty cho biết, ngay từ đầu năm 2019, Cty đã phối hợp làm việc với 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định để báo cáo tình trạng khô hạn, thiếu hụt nước đang xảy ra tại hồ chứa. Ngoài ra, công ty đã xin phép các Bộ ngành điều chỉnh lưu lượng xả nước về hạ du sông Ba, lịch vận hành điều tiết nước hồ chứa thủy điện An Khê-Ka Nak để phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, thủy lợi, phòng chống hạn hán, thiếu nước.

Hiện nay, chính quyền 2 tỉnh đã nắm được tình trạng khô hạn, thiếu hụt nước đang xảy ra cục bộ tại hồ chứa thủy điện An Khê-Ka Nak và rất chia sẻ với công ty. Tuy nhiên, 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định yêu cầu công ty vẫn phải ưu tiên cấp nước cho hạ du sông Ba. Song, do nắng hạn kéo dài, mực nước hồ Ka Nak xuống rất thấp, công ty gặp rất nhiều bất lợi giữa việc phát điện và cấp nước cho hạ du.

Theo ông Tuần, do ưu tiên tích nước để điều tiết trong mùa khô năm 2019 đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc chạy máy phát điện. Theo đó, từ đầu mùa cạn đến nay, cả 2 nhà máy thủy điện An Khê và Ka Nak đã dừng phát điện để tập trung cấp nước cho hạ du sông Ba. Tính đến nay, nhà máy mới chỉ phát được 30 triệu KWh điện, đạt gần 6% kế hoạch năm 2019 (509 triệu KWh), thấp hơn rất nhiều so với trung bình nhiều năm. 

16-37-24_nh_song_b_truoc_v_su_khi_duoc_x_nuoc_chong_hn_1
16-37-24_nh_song_b_truoc_v_su_khi_duoc_x_nuoc_chong_hn_3
Sông Ba trước và sau khi được xả nước chống hạn.

Hiện 2 hồ An Khê và hồ Ka Nak đều ở gần mực nước chết. Tuy nhiên, đơn vị vẫn phải nỗ lực xả nước nhằm đảm bảo nguồn nước cho người dân vùng hạ du sản xuất ổn định trong tình trạng hạn hán kéo dài. Bên cạnh đó, công ty đã tập trung nghiên cứu để xây dựng chương trình dự báo thực và dự báo trung hạn chế độ thủy văn dòng chảy hồ An Khê phục vụ cho việc vận hành tối ưu hồ và điều tiết xả tràn theo quy trình vận hành liên hồ chứa.
 

Ưu tiên cấp nước cho hạ du

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, cùng với cả nước, năm 2019, các tỉnh Tây Nguyên sẽ chịu ảnh hưởng bởi hiện tượng El Nino. Theo đó, sẽ xảy ra thiếu nước nghiêm trọng, đặc biệt là các huyện phía Đông, Đông Nam tỉnh Gia Lai. Hiện nay, lượng nước tại một số hồ đập trong vùng đã thấp hơn rất nhiều mọi năm, trong khi mùa khô vẫn kéo dài ở phía trước.

16-37-24_nh_thuy_dien_k_nk_gio_chi_vn_hnh_1_to_my_de_cp_nuoc_ve_h_du_song_b
Thủy điện Ka Nak giờ chỉ vận hành 1 tổ máy để cấp nước về hạ du sông Ba.

Thêm vào đó, từ thời điểm cuối năm 2018 đã xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng ở lưu vực sông Ba. Theo ông Mã Văn Tình, Phòng NN-PTNT huyện Kbang, hạn hán xảy ra từ cuối năm 2018, do lượng mưa ít và kết thúc sớm, mực nước ở các sông, suối rất thấp. Hiện nay, các hồ thủy lợi, thủy điện đã cạn kiệt nước, xấp xỉ mực nước chết song người dân vẫn phải sử dụng nước sông Ba để sản xuất. Vì vậy, C ty Thủy điện An Khê-Ka Nak vẫn duy trì dòng chảy để đảm bảo nước tưới cho nông nghiệp.  

Còn theo ông Đặng Văn Tuần, ngay từ cuối tháng 1/2019, Cty đã nhận được công văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai. Theo đó, đối với hồ An Khê, hàng ngày vận hành xả nước liên tục xuống hạ du sông Ba với lưu lượng từ 4 - 6 m3/s. Đặc biệt, định kỳ vào ngày 1 hàng tháng, vận hành xả nước liên tục xuống hạ du với lưu lượng 30 m3/s trong 5 giờ liên tục, từ 8 giờ đến 13 giờ.

Riêng hồ Ka Nak, vận hành điều tiết nước về hồ An Khê đảm bảo đủ nước cấp cho hạ du phục vụ nước sinh hoạt, tưới cho cây trồng. Trong trường hợp mực nước ở hồ An Khê xuống đến mực nước chết thì sẽ vận hành xả nước xuống hạ du sông Ba qua đập tràn An Khê theo nguyên tắc lưu lượng xả bằng lưu lượng vào. Còn đối với hồ Ka Nak nếu xuống đến mực nước chết thì sẽ tạm dừng vận hành xả nước xuống hạ du để chờ tích trữ nước đảm bảo lớn hơn hoặc bằng mực nước chết.  

Từ giữa tháng 6/209 đến nay, Cty đã thực hiện 6 đợt xả nước, mỗi đợt kéo dài 3 ngày liên tục, với lưu lượng xả bình quân từ 4 - 6 m3/s xuống vùng hạ du sông Kôn, đoạn qua xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn (Bình Định) và xả liên tục xuống hạ du sông Ba, đoạn qua huyện Kbang, TX An Khê (Gia Lai).

Mới đây, đại diện Cty Thủy điện An Khê-Ka Nak đã đi kiểm tra thực tế tình hình xả nước chống hạn cho các vùng hạ du. Kết quả cho thấy, sông Ba đoạn qua huyện Kbang, TX An Khê đã cơ bản đáp ứng được nguồn nước phục vụ sinh hoạt và tưới cho cây trồng. Còn tại vùng hạ du sông Kôn đoạn qua xã Tây Thuận cũng đã đảm bảo nước tưới cho 97,4ha lúa vụ hè thu của thôn Thượng Sơn, Trung Sơn gieo sạ từ ngày 1/5/2019.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm