| Hotline: 0983.970.780

Tích tụ đất đai: Chìa khóa mở ra chân trời mới

Thứ Ba 29/09/2020 , 06:45 (GMT+7)

Có thời điểm, ở đâu đó nông dân xứ Thanh bỏ bẵng ruộng đồng. Nhưng nó cũng mở ra chân trời mới trong cho tái cơ cấu nông nghiệp.

Tích tụ đất đai mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp xứ Thanh. Ảnh: Võ Dũng.

Tích tụ đất đai mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp xứ Thanh. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Khanh Văn Đức, một chủ hộ có 10 ha đất trồng lúa tại thôn Thắng Long, xã Thiệu Hợp (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) cho hay, việc một số hộ dân không còn mặn mà với đồng ruộng, suy cho cùng vẫn là câu chuyện về hiệu quả kinh tế. Nhưng khi vấn đề này được giải quyết sẽ có những người tâm huyết nhảy vào lĩnh vực này. Đó là lúc nông nghiệp có “cửa sáng”, nông dân có cơ hội làm giàu trên chính mảnh đất do mình làm chủ.

“Cơ giới hóa, giao thông, hệ thống thủy lợi hiện nay rất thuận lợi nhưng vẫn có nhiều hộ bỏ ruộng. Đó là vì ruộng đồng manh mún không đem lại cho họ nguồn thu nhập ổn định. Ruộng đồng nuôi sống nông dân nhưng làm giàu thì vô cùng khó. Nhưng khi nông dân bỏ ruộng tôi lại gom ruộng để sản xuất. Ngoài ruộng của gia đình, tôi còn mua thêm ruộng của một số hộ và mượn thêm 6 ha nữa để trồng lúa. Lợi nhuận không phải là không có nhưng chỉ là chưa cao như kỳ vọng.

Còn những hộ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ 1-2 sào và vẫn theo phương thức canh tác truyền thống thì khó mà nhìn ra vấn đề. Hơn 10 ha ruộng lúa của gia đình tôi được cơ giới hóa tất cả các khâu và tính toán chi ly, không còn vất vả như nhà nông thuở trước. Bình quân, mỗi năm từ 10 ha ruộng tôi vẫn lãi ròng trên 150 triệu đồng” – ông Đức phân tích.

Đó là câu chuyện của một nông dân vẫn còn thiết tha với bờ xôi ruộng mật. Còn doanh nghiệp thì sao?

Thanh Hóa có trên 408.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Đến năm 2019, toàn tỉnh đã tích tụ được khoảng 10.500 ha đất sản xuất để liên kết sản xuất. Theo Nghị Quyết 13 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, đến năm 2030, toàn tỉnh phấn đấu tích tụ, tập trung thêm khoảng trên 100.000 ha. Bình quân giai đoạn 2021 - 2025, diện tích sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn công nghệ cao trong trồng trọt đạt 500 triệu đồng/ha/năm trở lên.

Bà Phạm Thị Chuyên, Giám đốc Công Ty TNHH MTV Dịch vụ thương mại nông nghiệp công nghệ cao Thiên Trường 36, có trụ sở tại xã Đông Tiến (huyện Đông Sơn) cho hay, công ty hiện có 4 ha đất sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Thực tế, có lẽ chưa có lúc nào tích tụ đất đai để đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao... ở Thanh Hóa lại thuận lợi như lúc này. Nếu cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đủ tiềm lực, biết cách tổ chức sản xuất và làm tốt khâu thị trường thì tích tụ đất đai, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thực sự là mảnh đất màu mỡ.

Khi doanh nghiệp nông nghiệp làm ăn thực sự có trách nhiệm, khi nông dân sẵn sàng trở thành công nhân nông nghiệp, khi có “một người lo” thì không lo nông nghiệp không sinh lãi.

Theo bà Chuyên, để nông dân sản xuất trên những diện tích nhỏ lẻ, manh mún thì không thể nhìn ra hiệu quả. Điều quan trọng là chúng tôi đã vận dụng chính sách của tỉnh, tự thỏa thuận với nông dân để tìm lời giải cho bài toán tích tụ đất đai.

Hiện công ty đã đầu tư hàng chục tỷ đồng, hệ thống cửa hàng nông sản an toàn được mở ở nhiều nơi, đó là hướng đi để nông nghiệp công nghệ cao “cất cánh” trong tương lai.

"Bây giờ đang là thời điểm khó khăn cho nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Nhưng tôi tin, chỉ dăm năm nữa thôi, nông nghiệp công nghệ cao sẽ có chỗ đứng vững chãi trong ngành nông nghiệp và những doanh nghiệp tiên phong như chúng tôi sẽ trở thành những doanh nghiệp đầu kéo" - bà Chuyên tin tưởng.

Ông Lê Đức Giang, Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa cho rằng, để hướng tới một nền nông nghiệp lớn, bền vững thì tích tụ đất đai là chìa khóa.

“Khi tích tụ đất đai trở thành nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, tham gia nông nghiệp công nghệ cao là những doanh nghiệp tâm huyết, có tiềm lực tài chính thì nông nghiệp Thanh Hóa nói riêng và nền nông nghiệp nước nhà sẽ có một tương lai tươi sáng. Nhưng cần phải hiểu rằng, tích tụ đất đai không phải chỉ là việc riêng của ngành nông nghiệp mà cần có sự vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể, cấp ủy chính quyền... đó là công việc của toàn xã hội” – ông Giang nhấn mạnh.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm