| Hotline: 0983.970.780

Tiếc thương một vị Tướng tài ba

Thứ Sáu 03/05/2019 , 13:05 (GMT+7)

Tại hội trường Thống Nhất (TP.HCM) sáng 3/5 có 250 đoàn đến viếng, tiễn đưa Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước. Trong niềm tiếc thương sâu sắc, dòng người nuối đuôi nhau đến tiễn đưa vị tướng dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và luôn nặng lòng với người dân miền Nam.

Lễ truy điệu Đại tướng Lê Đức Anh tại TP.HCM

Dù đã ngoài 80 tuổi, bước chân đã yếu nhưng Đại tá Nguyễn Văn Hanh, Nguyên chính ủy Phó Ban Liên lạc Trung  đoàn 10 (thuộc quân khu 9) vẫn cố gắng để được đến tiễn đưa vị tướng của mình. Ông chia sẻ: “Đại tướng Lê Đức Anh vừa là đồng hương Thừa Thiên Huế, vừa là vị chỉ huy rất thân tình với Trung đoàn 10. Tôi rất kính phục tài chỉ huy và đức độ của Đại tướng. Lúc ấy, dưới sự chỉ huy của Đại tướng Lê Đức Anh, trong chiến trường ác liệt nhưng Đại tướng luôn đến thăm và động viên các chiến sĩ tại chiến trường Long Mỹ  - Cần Thơ khiến chúng tôi rất cảm động và nhớ mãi. 

Tại chiến trường Campuchia, tôi đã chiến đấu 10 năm dưới sự chỉ huy của Cụ, Cụ là người chủ huy bình tĩnh, sáng suốt, kiên cường đã cùng đội quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu góp phần giải phóng Campuchia khỏi nạn diệt chủng. Khi làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Cụ có những quyết định sáng suốt. Với tôi, đồng chí Lê Đức Anh là một người chỉ huy vô cùng sáng suốt”. 

Đại tá Nguyễn Văn Hanh, Nguyên chính ủy Phó Ban Liên lạc Trung  đoàn 10 (thuộc quân khu 9) ghi sổ tang
Đoàn Liên lạc chiến sỹ Trường Sơn tại TP.HCM viếng đại tướng Lê Đức Anh

Đại tá Đinh Công Ty, trưởng ban liên lạc chiến sỹ Trường Sơn tại TP.HCM cùng 20 đồng chí đại diện cho 1.000 đồng chí thuộc đơn vị đã đến viếng Đại tướng Lê Đức Anh. Đại tá Đinh Công Ty chia sẻ: “Đại tướng Lê Đức Anh là một người có công lao lớn đối với Đảng, dân tộc và Quốc tế. Đồng chí là một vị tướng tài giỏi đức độ, có tác phong giản dị và sâu sát với cấp dưới. Đồng chí ra đi để lại nhiều thương tiếc đối với cấp dưới như chúng tôi. 

Đại tá Đinh Công Ty, trưởng ban liên lạc chiến sỹ Trường Sơn tại TP.HCM

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh chính quân phía tây Nam tại Bến Lức, Long An chính là do đồng chí Lê Đức Anh lúc bấy giờ là Thiếu tướng phụ trách quân đoàn 232 tấn công tiêu diệt địch, tạo điều kiện cho các quân đoàn giải phóng Sài Gòn. 

Thời kỳ làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đồng chí tranh thủ thăm được nhiều nước, tình nghĩa quốc tế đối với Liên Xô, Trung Quốc, CuBa chí tình. Trong các chuyến viếng thăm, đồng chí luôn bày tỏ sự ghi ơn đối với những giúp đỡ của nước bạn từ tinh thần vật chất, vũ khí tạo lên thắng lợi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước”. 

Đảng ủy, Bộ Tư lệnh và cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 7 tiễn biệt Đại tướng

Thay mặt Đảng ủy, Bộ Tư lệnh và cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 7, Trung Tướng Võ Minh Lương bày tỏ lòng tiếc thương đối với Đại tướng Lê Đức Anh.

Trung tướng viết: "Đại tướng Lê Đức Anh là một nhà chính trị lớn, nhà quân sự tài ba, luôn nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, có tư duy sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; một chiến sĩ cách mạng tài trí, kiên cường, một vị tướng, vị tư lệnh – chính ủy đức độ, tài năng, suốt đời gắn với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, với quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam và lực lượng vũ trang Quân khu 7.

Vĩnh biệt Đại tướng Lê Đức Anh – Vĩnh biệt bác Sáu Nam kính mến! Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 7 nguyện trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, kiên định, vững vàng, chủ động, sáng tạo, xây dựng đảng bộ trong sạch vững mạnh, lực lượng vũ trang quân khu vững mạnh, toàn diện, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc".

Linh mục Đỗ Mạnh Hùng

Thay mặt các hồng y, các giám mục, linh mục, tu sĩ và toàn thể giáo dân Công giáo của Tổng giáo phận TP.HCM, linh mục Đỗ Mạnh Hùng, giám quản tông tòa, chia buồn sâu sắc cùng toàn thể gia quyến. Linh mục ghi trong sổ tang: "Vĩnh biệt ngài Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Vĩnh biệt nhà lãnh đạo tài ba đã góp phần to lớn cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam".

Hòa cùng dòng người vào viếng, Thiếu tướng Cao Long Hỷ, Nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ An Ninh quân đội cùng một vài đồng đội thuộc Trung đoàn 312 giải phóng quân đến tiễn đưa Đại tướng Lê Đức Anh. Thiếu tướng Cao Long Hỷ chia sẻ: Chúng tôi vẫn nhớ mãi ngày 4/7/2003 khi nghe bài phát biểu của Anh Sáu Nam - tên chúng tôi thường gọi Đại tướng Lê Đức Anh khi đó. Anh Sáu Nam nói: Các đồng chí thương mến! Tôi quá xúc động, thật sự xúc động trước tấm lòng của các đồng chí. Được gặp các đồng chí, tôi đã cùng các đồng chí sống với nhau khi các đồng chí tuổi còn niên thiếu, đã cùng nhau chiến đấu, không sợ gian khổ hy sinh để bảo vệ nhân dân, bảo vệ Tổ Quốc, quê hương. Các đồng chí là một lực lượng hiếm có trong lịch sử. Thật vô cùng đẹp đẽ. Hãy giữ gìn sự đẹp đẽ quý giá ấy".

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Làng Nủ trước ngày khánh thành

40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.