| Hotline: 0983.970.780

Tiềm năng cho trà Lai Châu ở thị trường Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á

Thứ Tư 15/06/2022 , 18:40 (GMT+7)

Chiều 15/6, UBND tỉnh Lai Châu và Bộ Ngoại giao tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại các sản phẩm trà của tỉnh cho thị trường Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á.

Các sản phẩm trà của Lai Châu được đánh giá phong phú, thích hợp với thị trường Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á. Ảnh: Tùng Đinh.

Các sản phẩm trà của Lai Châu được đánh giá phong phú, thích hợp với thị trường Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á. Ảnh: Tùng Đinh.

Tham gia hội thảo có một số Đại sứ các nước Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á tại Việt Nam cũng như Đại sứ Việt Nam tại một số quốc gia của khu vực này và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè của Lai Châu.

Ông Hà Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu chia sẻ, tỉnh hiện có gần 9 nghìn ha chè với các giống đa dạng như: Chè cổ thụ, Shan tuyết, Kim Tuyên, PH8... trong đó nhiều diện tích được cấp giấy chứng nhận theo các quy trình kỹ thuật an toàn như: VietGAP, RA...

Mỗi năm, Lai Châu đang sản xuất ra gần 10 nghìn tấn sản phẩm trà với nhiều mẫu mã đa dạng như: Trà CTC BOP, trà CTC BP, trà CTC PD, trà CTC PF, trà xanh sao lăn, trà xanh duỗi, trà Ô long, Matcha, Sencha, Đông phương mĩ nhân, Hồng trà...

"Thị trường tiêu thụ sản phẩm tra của tỉnh Lai Châu hiện nay chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường Afghanistan, Pakistan, Trung Quốc, Đài Loan và một phần tiêu thụ trong nước, trong đó xuất khẩu trực tiếp đạt gần 35% sản lượng", ông Hải cho biết.

Với vùng nguyên liệu chè rộng, sản phẩm trà phong phú như vậy, qua hội thảo này, Lai Châu mong muốn các đối tác sẽ biết đến các sản phẩm trà của tỉnh và giúp các doanh nghiệp trồng, chế biến trà kết nối với các doanh nghiệp của các nước trong việc hợp tác đầu tư và phát triển giao thương tiêu thụ sản phẩm trà của tỉnh Lai Châu.

Ông Hà Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu khẳng định tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các bên có thể hợp tác, phát triển ngành trà của Lai Châu. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Hà Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu khẳng định tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các bên có thể hợp tác, phát triển ngành trà của Lai Châu. Ảnh: Tùng Đinh.

Về phía Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu khẳng định, Lai Châu là địa phương có sản phẩm trà độc đáo, đã xuất khẩu đi được nhiều quốc gia, tuy nhiên khu vực Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á là thị trường tiềm năng, phù hợp với các sản phẩm trà của tỉnh nhưng chưa có được kim ngạch tương xứng.

Do đó, Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Lai Châu phối hợp thực hiện hội thảo này để kết nối các đơn vị có nhu cầu mua bán trà với nhau. Để những kết nối này sớm trở thành hiện thực, ông Hà Trọng Hải khẳng định: “UBND tỉnh Lai Châu, cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho đối tác hai bên hợp tác phát triển ngành trà Lai Châu, đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai”.

Đánh giá cao kết quả của hội thảo, ông Hà Trọng Hải tin tưởng rằng các doanh nghiệp trồng, chế biến trà của tỉnh Lai Châu sẽ kết nối giao thương, hợp tác đầu tư được với nhiều đối tác trong và ngoài nước nhằm tạo ra các sản phẩm trà có chất lượng cao và mở rộng được thị trường xuất khẩu ra nước ngoài trong đó trọng tâm là các nước Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á.

Hội thảo không chỉ là nơi để quảng bá sản phẩm mà còn giúp các doanh nghiệp của Lai Châu tiếp cận được thông tin thị trường. Ảnh: Tùng Đinh.

Hội thảo không chỉ là nơi để quảng bá sản phẩm mà còn giúp các doanh nghiệp của Lai Châu tiếp cận được thông tin thị trường. Ảnh: Tùng Đinh.

Ở góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Loan, Giám đốc Công ty Chè Tam Đường, đơn vị tham gia hội thảo cho biết, các sản phẩm của công ty hiện nay 60% xuất khẩu sang Pakistan và Afghanistan, 40% xuất đi Đài Loan và chỉ một phần nhỏ đưa vào thị trường châu Âu.

Đánh giá cao tiềm năng của khu vực Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á, bà Loan cho rằng khó khăn lớn nhất hiện nay là làm thế nào đảm bảo được tiêu chuẩn mà các thị trường nhập khẩu đưa ra, bên cạnh đó là khả năng tiếp cận thông tin thị trường để định hướng sản xuất cho phù hợp.

“Qua hội thảo này, chúng tôi đã tiếp cận được với rất nhiều thông tin về nhu cầu của đối tác, khách hàng nhập khẩu. Từ đó công ty có thể định hình lại, tổ chức sản xuất đúng theo nhu cầu của thị trường Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á này”, bà Nguyễn Thị Loan chia sẻ thêm.

Tại hội thảo, từ đầu cầu Israel, Đại sứ Việt Nam Lý Đức Trung khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành tổ chức các tour nhóm có tính đến du lịch nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn và thị hiếu của người Do thái. Ông cũng đề nghị các doanh nghiệp công nghệ Israel có thể giới thiệu các công nghệ kỹ thuật giúp nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa của nền nông nghiệp Việt Nam, từ giống, tưới tiêu đến thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, qua đó góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt Nam.

Có mặt tại điểm cầu Israel, các đại biểu tham dự bày tỏ rất mong muốn tham gia khai thác các cơ hội hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thương mại và du lịch, nhấn mạnh người Israel rất háo hức tới Việt Nam khi Việt Nam tuyên bố kiểm soát được dịch bệnh và mở cửa du lịch bình thường trở lại.

Xem thêm
1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Dừa hữu cơ Cocohihi - Tinh hoa xứ dừa Bến Tre vươn xa thế giới

Bến Tre không chỉ là xứ sở của dừa mà còn là nơi khởi nguồn của những sản phẩm hữu cơ, như dừa tươi Cocohihi, góp phần đưa nông sản Việt vươn ra thế giới.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.