| Hotline: 0983.970.780

Tiếp bài 'Nước mắt Phú Quốc': Người trong cuộc nói gì!

Thứ Ba 11/06/2019 , 08:34 (GMT+7)

Những dự án trên giấy, những quyết định hành chính không căn cứ vào thực tế đã tạo nên những cuộc khiếu kiện kéo dài tại huyện Phú Quốc (Kiên Giang), từ đó gây bức xúc trong dư luận huyện đảo.

Luật sư Vũ Văn Lợi, thuộc đoàn Luật sư TP Hà Nội, là người đồng hành cùng những bản án đã được tòa phán quyết nhưng không được thực thi đã có những chia sẻ về câu chuyện này.

Phối cảnh khu du lịch sinh thái Lan Anh resort.

Theo ông, UBND huyện Phú Quốc và Ban quản lý (BQL) Đầu tư phát triển đảo Phú Quốc khi thực hiện Quyết định của UBND tỉnh Kiên Giang, cho Công ty TNHH May thêu thương mại Lan Anh thuê đất sử dụng vào mục đích thương mại là đã không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về đất đai và nhiệm vụ được giao trong Quyết định của UBND tỉnh Kiên Giang.

Theo Quyết định của UBND tỉnh Kiên Giang thì UBND huyện Phú Quốc phải thỏa thuận, thu hồi, bồi thường đất của các cá nhân đang sử dụng đất để giao cho Công ty Lan Anh thuê. Tuy nhiên, UBND huyện Phú Quốc đã không thu hồi đất, bồi thường cho các hộ có đất bị ảnh hưởng bởi dự án.

Theo Luật Đất đai 2013 thì dự án Khu du lịch sinh thái Lan Anh – Lan Anh resort không thuộc trường hợp Nhà nước phải thu hồi đất. Vì vậy, nhà đầu tư phải thỏa thuận với chủ sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng, góp vốn theo quy định của pháp luật trước khi được sử dung đất. BQL Công ty Lan Anh thuê đất khi đất chưa giải phóng mặt bằng, cơ quan chức năng chưa thu hồi, bồi thường cho người dân là trái pháp luật và trái với quyết định của UBND tỉnh.

Công ty Lan Anh đã có các hành vi dựng hàng rào, ngăn chặn các hoạt động sử dụng đất của người dân khi chưa thực hiện đền bù cho người dân là vi phạm pháp luật, cần phải xử lý nghiêm minh, đồng thời có biện pháp khắc phục hậu quả thiệt hại, trả lại hiện trang ban đầu.

Việc các hộ dân gửi đơn đòi lại quyền sử dụng đất và khởi kiện chính quyền thu hồi đất trái pháp luật đã được tòa án đưa ra phán quyết. Các bản án số 05/HCST ngày 02/2/2016 có hiệu lực pháp luật nhưng UBND huyện Phú Quốc không thi hành, không xác định diện tích để trả lại đất cho người dân. UBND huyện và Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc không thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật của tòa án các cấp do công dân khởi kiện và đã thắng kiện là coi thường pháp luật.

Đây là hành vi không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định đối với UBND huyện và Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc. Đặc biệt, trong trường hợp TAND huyện Phú Quốc đã ban hành quyết định buộc Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc phải thi hành bản án đối với vụ án bà Phan Kim Lý khởi kiện nhưng chính quyền vẫn không thực thi bản án là vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Những quyết định hành chính của UBND huyện Phú Quốc là nguyên nhân gây bất ổn tại địa phương, đang rất cần sự chỉ đạo từ Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.