| Hotline: 0983.970.780

Tiếp nhận 40 cá thể rùa từ các nhà chùa

Chủ Nhật 31/07/2022 , 11:31 (GMT+7)

Theo Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), thời gian vừa qua, TP. HCM liên tục tiếp nhận các cá thể rùa từ các nhà chùa trên địa bàn tự nguyện chuyển giao.

Cơ quan chức năng tiếp nhận một cá thể rùa từ một nhà chùa. Ảnh: ENV.

Cơ quan chức năng tiếp nhận một cá thể rùa từ một nhà chùa. Ảnh: ENV.

Trong tháng 7/2022, sau khi nhận được tin báo từ cộng đồng, cơ quan chức năng đã tới làm việc cùng các cơ sở và tiếp nhận tổng cộng 40 cá thể rùa gồm nhiều loài nguy cấp, quý, hiếm khác nhau từ 4 ngôi chùa.

Cụ thể, ngày 8/7, Đội Kiểm lâm Cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng tiếp nhận 11 cá thể rùa, bao gồm 7 cá thể rùa ba gờ, 2 cá thể rùa hộp lưng đen, 1 cá thể rùa đất lớn, 1 cá thể rùa răng do chùa Phật học Xá lợi tại phường Võ Thị Sáu, quận 3, tự nguyện giao nộp.

Ngày 14/7, cơ quan chức năng tiếp tục tiếp nhận 20 cá thể rùa, bao gồm 13 cá thể rùa đất lớn, 3 cá thể rùa cổ sọc, 2 cá thể rùa hộp lưng đen, 1 cá thể rùa răng và 1 cá thể rùa ba gờ do chùa Candaransi (hay còn gọi chùa Khmer) tại phường Võ Thị Sáu, quận 3, tự nguyện giao nộp.

Ngày 20/7, Đội Kiểm lâm Cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng phối hợp Công an xã Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) tiếp nhận 8 cá thể rùa, bao gồm 3 cá thể rùa răng, 2 cá thể rùa hộp lưng đen, 2 cá thể rùa ba gờ và 1 cá thể rùa đất lớn do chùa Pháp Bửu (xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn) tự nguyện giao nộp.

Ngày 21/7, Đội Kiểm lâm Cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng phối hợp UBND phường 7, quận Phú Nhuận tiếp nhận 1 cá thể rùa răng với trọng lượng 3,5kg do chùa Huê Nghiêm Giảng tại phường 7, quận Phú Nhuận tự nguyện chuyển giao.

Hiện tại toàn bộ các cá thể rùa đã được chuyển tới Trạm Cứu hộ Động vật hoang dã Củ Chi để được chăm sóc.

Các loài rùa đất lớn, rùa răng, rùa ba gờ là những loài liệt kê trong Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 84/2021/NĐ-CP) - hạn chế khai thác, sử dụng. Đồng thời, các loài này cũng thuộc Phụ lục II, Công ước về buôn bán quốc tế động, thực vật hoang dã nguy cấp.

Mọi hành vi tàng trữ, nuôi nhốt, buôn bán các loại rùa không có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp và đăng ký theo quy định là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 300 triệu đồng hoặc xử lý hình sự lên đến 12 năm tù.

Nhiều cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng ở TP.HCM vẫn đang nuôi nhốt, phóng sinh rùa. Ảnh: ENV.

Nhiều cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng ở TP.HCM vẫn đang nuôi nhốt, phóng sinh rùa. Ảnh: ENV.

Trong một khảo sát hơn 400 ngôi chùa, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn TP.HCM do ENV thực hiện vào đầu tháng 7/2022, nhiều nơi vẫn ghi nhận hoạt động nuôi nhốt, phóng sinh rùa.

ENV cho rằng, việc hiểu sai ý nghĩa và bản chất của hoạt động phóng sinh tại các đền, chùa đã dẫn đến một số hiện tượng không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ảnh hưởng đến môi trường và các nỗ lực bảo vệ động vật hoang dã.

Tất cả các loài động vật hoang dã đều được bảo vệ ở các cấp độ nhất định theo quy định của pháp luật trong nước và quốc tế. Hành vi mua bán rùa để phóng sinh vào ao chùa hay bất kể khu vực khác khi không hiểu rõ đặc điểm sinh thái của các loài rùa là vi phạm pháp luật, tiếp tay cho hoạt động săn bắt, buôn bán rùa trái phép, ảnh hưởng tới quần thể rùa trong tự nhiên và môi trường.

Xem thêm
Thả 3 cá thể khỉ đuôi lợn quý hiếm về tự nhiên

Sau khi người dân tự nguyện giao nộp, 3 cá thể khỉ đuôi lợn đã được chăm sóc khỏe mạnh trước khi thả về tự nhiên để bảo tồn gen động vật quý hiếm.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm