| Hotline: 0983.970.780

Tìm giải pháp đột phá cho vùng Việt Bắc

Thứ Ba 18/08/2015 , 09:27 (GMT+7)

Trong 2 ngày 16 và 17/8, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã dẫn đầu đoàn công tác Bộ NN-PTNT đến thăm và làm việc tại 2 tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên về tái cơ cấu NN và xây dựng NTM.

Tuyên Quang: Nhiều cách làm sáng tạo

Đó là nhận xét của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát về việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM trong chuyến thăm và làm việc tại Tuyên Quang vào 2 ngày 16 và 17/8/2015.

Về vùng cam sành nổi tiếng huyện Hàm Yên, Bộ trưởng Cao Đức Phát đến thăm mô hình trồng cam của gia đình ông Phạm Văn Lưu (thôn 65, xã Yên Lâm). Với 2 ha cam 4 tuổi, mỗi năm gia đình ông Lưu có thu nhập khoảng 500 triệu đồng. Ở một hộ khác, gia đình ông Trình Ngọc Huynh (thôn Tháng 10, xã Yên Lâm) có 7 ha cam và hơn 40 ha rừng.

Trừ các khoản đầu tư, vườn cam của gia đình ông Huynh cho thu nhập trên 2 tỷ đồng/năm. Bộ trưởng đặc biệt ấn tượng với hình ảnh nông dân Trình Ngọc Huynh đi xe ô tô Camry 3.0 vào chăm sóc vườn cam. Ông Huynh tiếc vì cam chưa có quả chín để mời mọi người thưởng thức. Bộ trưởng bộc bạch, niềm vui lớn nhất không chỉ quả cam mà là thành quả gia đình ông Huynh cũng như những hộ trồng cam ở đây tạo dựng được.

Bà Tạ Thị Thu (Giám đốc Trung tâm cây ăn quả huyện Hàm Yên) cho biết, UBND tỉnh Tuyên Quang đã chính thức thông qua đề án phát triển vùng sản xuất cam sành tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014 - 2020. Hiện, diện tích cam của toàn tỉnh đạt trên 4.430 ha, tạo thành vùng sản xuất tập trung chủ yếu ở 15 xã của 2 huyện Hàm Yên và Chiêm Hóa với trên 4.000 hộ trồng.

Tổng sản lượng đạt trên 34.000 tấn, trị giá đạt trên 340 tỷ đồng. Năng suất bình quân hiện nay mới đạt khoảng 127 tạ/ha. Với mục tiêu giữ vững thương hiệu cam sành Hàm Yên, khai thác tiềm năng thế mạnh về đất đai, khí hậu, phát triển vùng cam sành với quy mô phù hợp, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đề án phát triển vùng sản xuất cam sành tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014 - 2020 đã quy hoạch bổ sung trên 3.900 ha để hình thành vùng sản xuất cam sành của tỉnh Tuyên Quang với quy mô diện tích trên 6.800 ha. Trước mắt, phát triển diện tích cam sành toàn vùng đến năm 2020 đạt trên 5.000 ha, trong đó trồng mới 1.100 ha. Nâng năng suất bình quân đạt trên 150 tạ/ha, sản lượng đạt trên 65.000 tấn; giá trị đạt trên 1.300 tỷ đồng.

Đánh giá cao những cơ chế chính sách để thực hiện đề án trên, Bộ trưởng gợi ý, cán bộ kỹ thuật và người trồng cam nên tính đến việc đầu tư nâng cao kỹ thuật trồng và chăm sóc cam theo hướng công nghệ cao. Ví dụ như hệ thống tưới tự động; chọn tạo, nhân giống để ổn định chất lượng sản phẩm cũng như kỹ thuật chăm sóc...

Thăm mô hình sản xuất chè VietGAP làng Bát (xã Tân Thành, huyện Hàm Yên), Bộ trưởng nhận định, cách triển khai, cách bảo vệ thương hiệu của các hộ dân trong nhóm sản xuất chè ở đây rất đáng biểu dương. Chính vì vậy mà chè có chất lượng đặc biệt. Để duy trì chất lượng sản phẩm, phát triển thương hiệu, tạo sự lan tỏa, Bộ trưởng yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước cần tiếp tục tạo điều kiện nhân rộng mô hình.

Trực tiếp thị sát, kiểm tra mô hình nuôi cá chiên trên sông Lô tại xã Thái Hòa, Bộ trưởng đánh giá cao hiệu quả của mô hình. Với 20 hộ nuôi thả cá chiên lồng, Thái Hòa có 130 lồng cá cho sản lượng 2,5 tạ/lồng. Quan trọng nhất là sản phẩm có đến đâu đều được tiêu thụ hết đến đó với giá bán hiện tại lên đến 450 ngàn đồng/kg. Bộ trưởng yêu cầu các cơ quan hữu quan và người chăn nuôi phải tìm và tạo được nguồn giống cá chiên ổn định, chất lượng. Qua đó, tránh được tình trạng người dân mua phải giống cá đánh bắt bằng xung điện dẫn đến tình trạng cá kém hoặc không phát triển được, làm thiệt hại cho người chăn nuôi.

Sau hơn 4 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, đến nay, Tuyên Quang đã thực hiện bê tông hóa đường GTNT được 2.400 km. Tiêu chí trung bình các xã xây dựng NTM đạt 8,3 tiêu chí/xã, tăng 5,5 tiêu chí so với năm 2011 (2,8 tiêu chí). Tuyên Quang đã có 3 xã đạt chuẩn NTM. Tỉnh phấn đấu đến hết 2015 sẽ có 10 xã đạt chuẩn NTM, trung bình đạt 10,1 tiêu chí/xã, tăng 7,3 tiêu chí so với 2011.

Tiếp tục xây dựng NTM, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang đã đề xuất với Bộ nâng suất đầu tư xây dựng NTM theo đặc trưng địa bàn miền núi; có cơ chế ưu đãi vay vốn cho người làm nghề rừng; hỗ trợ tỉnh tập trung phát triển một số sản phẩm có lợi thế như cam sành, mía, lạc, thịt trâu, cá.

Bộ trưởng Cao Đức Phát biểu dương Tuyên Quang là điểm sáng trong phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM. Trong nhiều diễn đàn, Bộ NN-PTNT đã lấy Tuyên Quang như điển hình. Trong điều kiện một tỉnh nghèo miền núi như Tuyên Quang mà lại thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM thì các địa phương khác cũng phải làm được.

Bộ trưởng nhất trí cao với các định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn của Tuyên Quang trong thời gian tới. Bộ trưởng cũng gợi ý, ngoài việc xác định những mô hình cây con mũi nhọn, Tuyên Quang cũng phải chú trọng một số cây trồng, vật nuôi khác.

Về các giải pháp phát triển, Bộ trưởng đề nghị địa phương tập trung vào 3 vấn đề. Một là làm cuộc cách mạng về giống. Thứ 2 là chú trọng phát triển thủy lợi công nghệ cao đối với sản xuất cây trồng cạn, cây ăn quả. Thứ 3 là phải tổ chức lại sản xuất, chỉ có tổ chức lại sản xuất thì mới có thể nâng cao năng suất, giá trị của sản phẩm.

Bộ trưởng cũng đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ giải quyết những kiến nghị của Tuyên Quang. Những chính sách đề xuất khác được Bộ trưởng tiếp thu và phản ánh với Chính phủ.

Thái Nguyên: Gợi mở tái cơ cấu nông nghiệp

Theo đánh giá chung của tỉnh Thái Nguyên, tái cơ cấu nông nghiệp (TCCNN) là một đề án khó, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Hiện Thái Nguyên đã có nhiều chủ trương và chỉ đạo rất quyết liệt các cấp, các ngành tích cực tổ chức thực hiện, tuy nhiên, đối chiếu với chỉ đạo của Chính phủ và của Bộ NN-PTNT thì Đề án TCCNN của Thái Nguyên chưa đạt yêu cầu, chưa xác định rõ mục tiêu, chưa huy động được sự tham gia của các đoàn thể chính trị xã hội, do đó chưa xây dựng được kế hoạch chi tiết huy động nguồn lực để thực hiện.

11-21-22_img_0116
Bộ trưởng Cao Đức Phát thăm HTX chè Tân Hương (TP Thái Nguyên)

Cụ thể là Đề án chưa làm rõ được khái niệm "tái cơ cấu ngành nông nghiệp hay tái cơ cấu nền nông nghiệp hoặc tái cơ cấu nông nghiệp". Hiện nay, Đề án mới được thực hiện ở khâu thành lập Ban Chỉ đạo, rà soát các nội dung công việc đã thực hiện và hoàn thiện đề cương chi tiết trên các lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi diện tích lúa, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi...

Đối với Chương trình xây dựng NTM, sau 5 năm triển khai thực hiện, toàn tỉnh đã có 29 xã đạt chuẩn, 28 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 44 xã đạt từ 10-14 tiêu chí và 42 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí. Phong trào thi đua "chung sức xây dựng nông thôn mới" được duy trì thường xuyên, liên tục và nhận được sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của nhân dân các địa phương trong tỉnh, đồng thời huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, thu hút thêm nhiều nguồn lực xã hội, góp phần đẩy nhanh công cuộc xây dựng NTM. Tỉnh Thái Nguyên phấn đấu đến hết năm 2015 sẽ không còn xã dưới 10 tiêu chí và có 42 xã đạt chuẩn NTM.

Từ những báo cáo của địa phương, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, TCCNN và xây dựng NTM là 2 nội dung, 2 vấn đề cốt lõi của phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới. Theo đó, TCCNN phải theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững làm tiền đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trước những lúng túng của Thái Nguyên, Bộ trưởng gợi ý, địa phương cần tổ chức lại sản xuất, sắp xếp những yếu tố mang tính cơ cấu với mục đích cuối cùng là nâng cao giá trị, thu nhập cho người dân.

Vui mừng trước những thành tựu trong công cuộc xây dựng NTM của Thái Nguyên, Bộ trưởng khẳng định, Thái Nguyên là 1 trong số ít tỉnh huy động ngân sách địa phương để xây dựng NTM; tiêu chí của Thái Nguyên đạt cao; việc xây dựng NTM đạt yêu cầu ở cả 2 mặt là điểm và diện… Bộ trưởng mong muốn, thời gian tới Thái Nguyên sẽ hoàn thiện đề án TCCNN, tiếp tục nỗ lực phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân, xứng đáng với vị trí trung tâm vùng Việt Bắc.

Đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo ATVSTP trong sản xuất và chế biến chè, Bộ trưởng đã chọn thăm HTX chè Tân Hương (xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên). HTX chè Tân Hương được thành lập năm 2000 với hoạt động là sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè búp khô các loại. 

Bà Đỗ Thị Hiệp, Chủ nhiệm HTX chè Tân Hương cho biết, nằm trong vùng chè đặc sản Tân Cương đã được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, năm 2011, chè Tân Hương là thương hiệu chè đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế UTZ Certified.

Chè UTZ cho thu nhập cao, sản xuất an toàn, được bảo hộ tiêu thụ trên toàn cầu. Chính vì vậy, cho đến nay, các hộ xã viên vẫn tiếp tục duy trì hệ thống quản lý nội bộ, đảm bảo truy nguyên nguồn gốc, giữ ổn định chất lượng sản phẩm đã được cấp chứng nhận.

 

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nghề cói Kim Sơn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1150/QĐ-BVHTTDL đưa nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.