| Hotline: 0983.970.780

Tìm giải pháp giải quyết tình trạng 'lợn cởi truồng' ngang nhiên dạo phố

Thứ Sáu 15/03/2019 , 10:05 (GMT+7)

Mới đây, PV NNVN đã có buổi làm việc với Chi cục Thú y TP.Hà Nội để tìm giải pháp cho hiện trạng giết mổ, vận chuyển lợn chưa đảm bảo vệ sinh tại khu giết mổ tập trung tại Cụm công nghiệp xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, TP.Hà Nội.

Vừa qua, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã đăng tải bài viết: 'Lợn cởi truồng' ngang nhiên dạo khắp phố phường nêu ra hiện trạng giết mổ, vận chuyển lợn chưa đảm bảo vệ sinh tại khu giết mổ tập trung tại Cụm công nghiệp xã Bích Hòa, huyên Thanh Oai, TP.Hà Nội.

"Lợn cởi truồng" đi khắp phố phường

Khi được hỏi, ông Nguyễn Đinh Đảng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.Hà Nội cho biết: Việc xây dựng lò mổ Minh Hiền ban đầu được Thành phố theo hướng lò mổ mổ công nghiệp. Tuy nhiên năm 2010, Thành phố có chủ trương đóng của lò mổ Thịnh Liệt và di dời các hộ giết mổ ra các lò mổ tập trung ngoại thành. Và lò mổ Minh Hiền là một trong những địa điểm được chọn với mục đích để gom các lò mổ nhỏ lẻ vào một khu cho dễ quản lý. Tuy nhiên thời gian di dời gắp rút cộng thêm việc chưa được đầu tư cơ sở vật chật đảm bảo nên tại khu vực giết mổ dù kiểm soát lợn có kiểm dịch chuyển đến mổ, nhưng quá trình giết mổ lại chưa đảm bảo vệ sinh, chưa có móc treo, bàn giết mổ, chưa có xe chuyên dùng.

Theo ông Đăng, thành phố vẫn bức xúc chuyện quản lý giết mổ nhỏ lẻ, nhưng chưa quy hoạch được như các địa phương đi đầu khác. Cái gì cũng có lộ trình, chứ không làm một sớm một chiều được, quy hoạch phải đồng bộ.

Ông Đảng cũng lý giải thêm: “Do thói quen giết mổ thủ công đã ăn sâu vào nhiều hộ dân làm nghề nên việc yêu cầu họ từ bỏ một thói quen là rất khó. Bên cạnh đó, chi phí giết mổ công nghiệp cao hơn cách làm thủ công tới. Ngoài ra, nếu họ chuyển sang giết mổ công nghiệp thì phải chịu sự quản lý gắt gao về quy trình sản xuất thực phẩm sạch. Chi phí cao và quản lý chặt khiến các chủ lò mổ không mặn mà gì với giết mổ công nghiệp, mà vẫn làm thủ công”.

Còn giải thích về công tác kiểm dịch tại chốt tại cơ sở giết mổ diễn ra lỏng lẻo thì ông Đảng cho biết: trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi đang bùng phát, Chi cục đã tăng cường công tác khử trùng, tiêu độc tại vị trí ra vào tại các lò mổ. Nhưng thực hư tại các lò mổ tập trung đó như thế nào là do cơ sở có thực hiện đúng theo chủ trương không.

Khi được hỏi về tình trạng vận chuyển lợn trần ngang nhiên trên đường phố Hà Nội, ông Đảng thông tin: “Đây cũng là thói quen của người dân. Đặc thù của Việt Nam là chợ cóc tồn tại vẫn còn khá nhiều mà lợn sau khi được mổ sẽ được bán rất nhiều tới các chợ này. Hơn thế, đường vào các chợ nhỏ hẹp nên việc chở bằng xe máy là thuận tiện và tiết kiệm chi phí vận chuyển hơn”

Cùng đó, theo ông Đảng, việc không cho vận chuyển lợn trần vẫn đang chỉ là mức độ khuyến cáo trên tinh thần tuyên truyền và muốn khắc phục tình trạng này cũng phải có chương trình tổng thể.

Câu hỏi đặt ra là thời gian cụ thể khi nào việc quy hoạch lò mổ tập trung đảm bảo ATVSTP được đồng bộ? Bao giờ chương trình tổng thể mới được thực hiện để dần hạn chế và tiến tới chấp dứt hiện trạng vận chuyển lợn trần gây mất ATVSTP, an toàn giao thông?...

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm