| Hotline: 0983.970.780

Tìm giải pháp phát triển đàn voọc quý hiếm

Thứ Hai 13/08/2018 , 10:05 (GMT+7)

Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cùng đoàn công tác đã có chuyến đi thực địa khu vực sống của đàn voọc chà vá chân xám tại khu vực núi Hòn Dồ (xã Tam Mỹ Tây, Núi Thành, Quảng Nam) để ghi nhận tình hình và bàn giải pháp phát triển loại động vật quý hiếm này.

13-57-06_1
Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cùng đoàn công tác đi thực địa khu vực đàn voọc chà vá chân xám sinh sống

Trong buổi thực địa, đoàn công tác ghi nhận tại khu vực trên có 3 cá thể voọc đang đi ăn trên những ngọn cây trong tổng số khoảng 20 cá thể với ít nhất hai đàn đang sinh sống tại đây. Hiện nay, các cá thể Voọc ở núi Hòn Dồ đang sống trong diện tích rừng tự nhiên khoảng 10.54ha, diện tích tương đối hẹp.

Theo ông Thanh, phạm vi sống của đàn voọc hiện nay là quá nhỏ, được bao quanh và bị chia cắt bởi các rừng keo của người dân, các khu công nghiệp tại địa phương. Do đó, việc phát triển, sinh trưởng của đàn voọc bị chia cắt, ảnh hưởng đến môi trường sống.

Chính vì vậy, các ngành chức năng cần tuyên truyền cho người dân hiểu về sự nguy cấp của loại linh trưởng này. Ngoài ra, cần tăng cường các đội, nhóm bảo vệ đàn voọc để chấm dứt tình trạng săn bắn của người dân vùng khác đến.

“Tỉnh đang lên phương án là mua rừng sản xuất của người dân bao quanh khu vực núi Hòn Dồ để đảm bảo quần thể sống của đàn voọc rộng hơn. Ngoài ra trồng lại rừng, vừa giúp việc di chuyển và đảm thức ăn cho đàn voọc”, ông Thanh nói.

Voọc chà vá chân xám có tên khoa học là Pygathrix cinerea. Đây là loại động vật nằm trong danh sách các loài cực kỳ nguy cấp trong sách đỏ của IUCN và là một trong 25 loài linh trưởng bị đe dọa nhất thế giới. Hiện nay, số lượng voọc chà vá chân xám trên thế giới khoảng có khoảng 1.000 cá thể.

13-57-06_2
Voọc chà vá chân xám ở khu vực Hòn Dồ khoảng 20 cá thể

 

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.