| Hotline: 0983.970.780

Tìm hiểu về lem lép hạt trên lúa

Thứ Hai 25/03/2019 , 19:30 (GMT+7)

Lem lép hạt là một loại dịch hại mang tới cho bà con rất nhiều nỗi lo, bởi vì khi lúa bị lem lép hạt thì không chỉ năng suất sụt giảm mà chất lượng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Trong hành trình sinh trưởng của lúa thì giai đoạn đòng - trổ luôn là thời kỳ đóng vai trò tiền đề cho việc hình thành năng suất và giai đoạn trổ - chín là thời kỳ cực trọng có quyết định trực tiếp đến cả năng suất lẫn chất lượng.

Khi bà con bón phân đón đòng ở thời điểm lúa có tim đèn thì lúc này bông lúa non đã bắt đầu được hình thành mặc dù chưa thấy rõ hình dạng, nếu có bất kỳ sự tác động bất lợi nào từ môi trường, từ sâu bệnh hại hay đơn giản hơn là không đủ nhu cầu dinh dưỡng sẽ khiến cả bông lúa bị thoái và không thể hình thành dạng hạt hoàn chỉnh.

Sau đó, lúc cây lúa mập mình (hay còn gọi là ngòi viết) thì hình dạng bông lúa đã hình thành hoàn chỉnh nhưng chưa có diệp lục tố, nếu lúc này bị ảnh hưởng xấu từ nhiệt độ, môi trường và nguồn nước,… thì diệp lục tố sẽ không được hình thành khiến cho bông lúa non không thể phát triển, cả bông lúa lép trắng sau khi trổ ra. 

Cánh đồng lúa đang trổ

Đến khi lúa vừa trổ ra thì mặc dù hạt phấn cũng như bầu noãn đã đầy đủ nhưng nếu lại phải hứng chịu những bất lợi thì sự thụ phấn cũng không thể diễn ra được, có thể do mưa, do gió mạnh hoặc nhiệt độ khắc nghiệt và một tình trạng thường gặp nữa là do sâu đục thân. Nếu sâu đục thân tấn công khi vừa trổ thì nguồn dinh dưỡng coi như bị cắt đứt toàn bộ, mất trắng năng suất.

Ngoài sâu thì bệnh hại dẫn đến lúa bị lem lép ở thời kỳ sau cũng là vấn đề mà bà con cần thận trọng trong khoảng thời gian vừa trổ này và trong rất nhiều bệnh hại thì bệnh đạo ôn luôn phổ biến.

Bà con phòng trị không tốt bệnh đạo ôn lá thì nấm gây hại sẽ tiếp tục lây lan đến cổ bông, gây nên bệnh đạo ôn cổ bông khiến con đường vận chuyển dinh dưỡng ngưng trệ. Nếu bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện ngay khi lúa vừa trổ thoát thì bông lúa đó sẽ bị lép hoàn toàn. 

GS.TS Nguyễn Bảo Vệ cho biết: “từ khi bông lúa non bắt đầu được hình thành (tức là lúc có tim đèn) đến khi thu hoạch thì bất kỳ lúc nào cũng có thể xảy ra hiện tượng lem lép hạt”, do vậy bà con cần hết sức thận trọng với loại dịch hại này. Nhiều bà con vẫn thường nghĩ rằng khi bông lúa đã hình thành và trổ ra rồi thì mới cần quan tâm đến vấn đề lem lép hạt, điều này không hẳn là sai nhưng chưa hoàn toàn đúng và đủ. 

Tiếp đến là tình trạng lem lép hạt khi lúa trổ chín. Theo các chuyên gia thì thời kỳ trổ - chín này bộ ba lá đòng sẽ góp phần rất lớn trong việc hình thành năng suất vì sẽ là cổ máy quang hợp tạo tinh bột nhưng nếu đường bột muốn chuyển vô hạt thì phải đi vào bẹ lá, sau đó di chuyển xuống thân rồi mới vào hạt.

Chính vì nguyên tắc đó mà khi thân lúa hay lá lúa bị dịch hại tấn công đồng nghĩa với việc đường đi của nguồn tinh bột sẽ bị tắc ngẽn, khiến hạt bị lép và đây cũng chính là nguyên nhân thứ nhất.

Nguyên nhân thứ hai là do nấm, khuẩn tấn công trực tiếp lên hạt làm cho hạt bị tối màu hoặc nâu đen và lem lép, giảm phẩm chất.

Thông qua các thông tin trên, chắc hẳn bà con đã phần nào thấu hiểu về sức gây hại và độ nguy hiểm của loại dịch hại này.

Để cây lúa đồng thời có được năng suất và phẩm chất cao, đặc biệt là không bị ảnh hưởng bởi lem lép hạt thì bà con cần tạo điều kiện để cây lúa có được một sức khỏe tốt, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, thường xuyên theo dõi và quản lý dịch hại kịp thời, giúp cây phát triển tốt nhất ở giai đoạn đòng – trổ, tạo tiền đề cho giai đoạn cuối. Khi lúa trổ trở về sau bà con cũng cần theo dõi thường xuyên để quản lý tốt các dịch hại tấn công vào thân, lá và hạt, đặc biệt là bảo vệ bộ lá đòng. 

Trong số các nguyên nhân gây lem lép hạt thì lem lép hạt do nấm là phổ biến, bà con có thể sử dụng sản phẩm TT Over 325SC để phòng trừ lem lép hạt do nấm, mang đến cho lúa sự sạch bệnh, sáng hạt và tăng năng suất.

Bên cạnh đó bà con có thể bổ sung thêm sản phẩm Plastimula 1SL khi lúa làm đòng và trổ lẹt xẹt để cây lúa khỏe, cho đòng to, trổ rộ. Khi lúa cong trái me (ngậm sữa) bà con có thể sử dụng Lacasoto 4SP để giữ xanh lá đòng, giúp lúa vô gạo liên tục, hạn chế hao nhót sau thu hoạch và chín đồng loạt.

Nấm tấn công trực tiếp lên hạt

    Tags:
Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm