| Hotline: 0983.970.780

Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công

Thứ Sáu 22/03/2024 , 11:09 (GMT+7)

Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

Với kỹ thuật chế tác tinh xảo, làng kim hoàn Định Công ở Hà Nội được coi là một trong bốn nghề thủ công tinh hoa nhất bao gồm "gốm Bát Tràng, lĩnh hoa Yên Thái, bạc Định Công, đồng Ngũ Xã".

Làng bạc Định Công đã từng rơi vào quên lãng khi những nghệ nhân đã đạt tới tinh hoa, dần dần theo thời gian mà ít đi. Dường như nghề đúc bạc lúc này sẽ bị lãng quên. Tuy nhiên, đến nay, nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh (42 tuổi) vẫn kiên trì gìn giữ cái "hồn" của làng - nghề làm đậu bạc.

Đậu bạc là quá trình kéo bạc đã nung chảy thành những sợi chỉ bạc, sau đó từ những sợi này tạo thành những hình hoa lá, chim muông được gắn vào các sản phẩm trang sức. Việc đậu bạc phải được thực hiện thủ công, không thể thay thế bằng máy móc.

Cái duyên với nghề

Anh Tuấn Anh sinh ra trong một gia đình có truyền thống đậu bạc với bố là một nghệ nhân - ông Quách Văn Trường. Từ khi còn nhỏ, anh Tuấn Anh đã được tiếp xúc với các công đoạn để tạo ra sản phẩm đậu bạc bao gồm nấu bạc, kéo bạc thành sợi, tết sợi, tạo hình cho đến việc đúc thành các sản phẩm hoàn chỉnh...

Các sản phẩm đơn giản có thể hoàn thành trong 1-2 ngày, nhưng với những sản phẩm phức tạp có thể mất đến cả tháng, thậm chí có những sản phẩm cần một năm mới hoàn thành. Do đó, trước đây, người nghệ nhân 42 tuổi này không hề có ý định tiếp tục nghề của cha mình.

Các nghệ nhân trong xưởng bạc đều có tư duy hiện đại trong việc thiết kế, sáng tạo tác phẩm. Ảnh: Minh Toàn.

Các nghệ nhân trong xưởng bạc đều có tư duy hiện đại trong việc thiết kế, sáng tạo tác phẩm. Ảnh: Minh Toàn.

Học nghề đậu bạc không được tính bằng ngày, bằng tháng mà là một quá trình dài. Người thợ cần liên tục luyện tập để uốn, tạo hình từ những sợi bạc trước khi chuyển sang giai đoạn tạo tác sản phẩm. Công đoạn khó nhất là việc hàn ghép các chi tiết lại với nhau. Do đặc điểm của các sản phẩm này là sự kết hợp từ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn chi tiết để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Công đoạn hàn rất khó vì nếu không kiểm soát được ngọn lửa có thể làm bạc chảy và buộc phải bắt đầu lại từ đầu.

Sau khi tốt nghiệp ngành Luật và Quản trị tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), anh Tuấn Anh đã đứng trước những cơ hội lớn để phát triển sự nghiệp theo ngành mà anh đã học. Tuy nhiên, trước những thách thức và cơ hội trong nghề đậu bạc, anh Tuấn Anh đã thay đổi định hướng nghề nghiệp. Anh lập xưởng, đào tạo, phát triển xưởng... và đã dành trọn tâm gắn bó với nghề đậu bạc.

Ở tuổi đôi mươi, anh Tuấn Anh muốn khám phá và thử sức ở những công việc năng động và tự do thay vì ngồi một chỗ. Vì vậy, lúc đó anh không có ý định nối nghiệp bố. Mặc dù có thời gian được bố hướng dẫn về nghề, nhưng anh từ chối vì không thích ngồi một chỗ để thực hiện công việc yêu cầu sự tỉ mỉ và cẩn thận cao như nghề đậu bạc.

Mỗi sản phẩm đều thể hiện sự tinh hoa của các nghệ nhân tạo ra chúng. Ảnh: Minh Toàn.

Mỗi sản phẩm đều thể hiện sự tinh hoa của các nghệ nhân tạo ra chúng. Ảnh: Minh Toàn.

Và sau đó, nghề đậu bạc đã đến với anh như một cơ duyên đặc biệt. Anh Tuấn Anh chia sẻ: "Bố tôi là nghệ nhân cuối cùng trong làng. Với những kiến thức được học, tôi thấy nghề này rất quý giá, đã tồn tại hơn 1000 năm và rất tiếc khi bố tôi là người cuối cùng trong dòng họ không có ai tiếp tục nghề. Mặc dù sản phẩm của nghề vẫn được khách hàng yêu thích, nhưng thiếu người làm ra chúng...".

Sự "yêu mến từ nhiều người" đã trở thành cơ hội và động lực để làng nghề tiếp tục tồn tại và phát triển. Và với quyết tâm của mình, anh Tuấn Anh đã chọn theo đuổi nghề để bảo tồn và phát triển hơn nữa cái nghề mà ông cha đã để lại. Vào năm 2003, anh Tuấn Anh đã quyết định thành lập xưởng để gìn giữ nghề truyền thống của gia đình.

Vào thời điểm bố của nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh đang làm nghề, đã có khách hàng nước ngoài đến tham quan và đặt hàng. Vì chỉ có một mình ông làm nghề, thời gian để hoàn thiện một sản phẩm là khá lâu, do đó không thể đáp ứng được những đơn hàng lớn. Hơn nữa, anh Tuấn Anh tìm thấy niềm hạnh phúc trong nghề: "Khi hoàn thành một sản phẩm với độ khó cao, tôi cảm thấy rất hạnh phúc, như là đã vượt qua chính bản thân...". Vì vậy, anh đã quyết định và bảo tồn và phát triển nghề đậu bạc.

Bắt đầu lại từ đầu

Việc bắt đầu lại từ đầu khiến anh Tuấn Anh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. "Khi bắt đầu, tôi quyết tâm học một cách chuyên sâu. Sau khi nắm vững nghề, thách thức tiếp theo là làm thế nào để mở rộng quy mô sản xuất? Tôi phải tự mình đào tạo lại đội ngũ thợ, làm thế nào để thu hút họ? Làm sao để quản lý việc trả lương cho họ? Cần phải xem mặt bằng, nguyên vật liệu như thế nào? Sau khi sản xuất xong thì bán sản phẩm như thế nào? Làm thế nào để tiếp cận thị trường? Vì bố tôi ngày xưa chỉ làm một mình, việc bắt đầu lại từ đầu đem lại nhiều khó khăn và thách thức...

Đền thờ tổ kim hoàn hiện là nơi được tận dụng để làm xưởng kim hoàn trong thời gian xưởng đang nâng cấp và sửa chữa. Ảnh: Minh Toàn.

Đền thờ tổ kim hoàn hiện là nơi được tận dụng để làm xưởng kim hoàn trong thời gian xưởng đang nâng cấp và sửa chữa. Ảnh: Minh Toàn.

Tuy nhiên, cũng may mắn rằng, bố tôi là một người có kiến thức, kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu rộng về nghề...”, nghệ nhân Tuấn Anh chia sẻ. Nhờ điều đó, anh có cho mình một nền tảng vững chắc để bắt đầu khôi phục lại một trong những nghề thủ công tinh hoa nhất của xứ Kinh kỳ xưa.

Đối với mỗi học viên hoặc thợ, anh Tuấn Anh luôn tự mình chọn lựa và đào tạo miễn phí. Anh chia sẻ: “Đồ kim hoàn bản chất là những sản phẩm có giá trị và tính thẩm mỹ cao. Để xây dựng một vị thế trong lòng khách hàng, không được phép làm giả, vì vậy tính trung thực là yếu tố quan trọng nhất. Thứ hai, kiên trì cũng là điều cần thiết, vì nghề thủ công đòi hỏi ngồi lâu nhiều nên học viên hoặc thợ cần phải thay đổi tính cách một chút…”.

Truyền thống, độc bản vẫn là 2 yếu tố tiên quyết làm nên những sản phẩm của đậu bạc. Ảnh: Minh Toàn.

Truyền thống, độc bản vẫn là 2 yếu tố tiên quyết làm nên những sản phẩm của đậu bạc. Ảnh: Minh Toàn.

Trong giai đoạn đầu khi thành lập xưởng, các sản phẩm chủ yếu được đưa đi ký gửi. Lúc đó, anh cũng chưa hiểu rõ về thị trường vì vậy sản phẩm từ xưởng của anh Tuấn Anh chưa được biết đến rộng rãi trên thị trường. Điều này gây khó khăn cho việc nhận diện cho sản phẩm và thu nhận phản hồi từ khách hàng để cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm sao cho phù hợp với thị trường.

Ban đầu, xưởng của anh Tuấn Anh tập trung chủ yếu vào việc sản xuất các sản phẩm trang sức, sau đó khi phát triển ổn định hơn, dần chuyển sang sản xuất các sản phẩm trưng bày và quà tặng. Bước đầu có những khó khăn, thử thách, tuy nhiên, anh cùng các cộng sự đã và đang thành công trong việc "giữ lửa" cho làng nghề làm đậu bạc này trong suốt 20 năm qua.

Thủ công là lợi thế

Về định hướng tương lai, anh Tuấn Anh chia sẻ: “Đầu tiên, chúng tôi sẽ mở rộng hoạt động đào tạo, sẵn lòng đào tạo miễn phí cho những người có nhu cầu. Tiếp theo, chúng tôi sẽ tập trung vào việc cải thiện mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Sau đó, mục tiêu của chúng tôi là mở rộng thị trường, tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Cuối cùng, chúng tôi cũng hy vọng phát triển hoạt động du lịch nếu có điều kiện vật chất tốt hơn, tạo ra các phòng trưng bày theo phong cách truyền thống…”.

Theo anh Tuấn Anh, việc phát triển hoạt động du lịch sẽ giúp quảng bá nghề hiệu quả hơn. “Nếu có khách du lịch đến với Định Công trong tương lai, chúng tôi sẽ có nhiều điều để chia sẻ với họ, người dân Định Công cũng sẽ tự hào hơn về địa phương. Khi đó, làng nghề Định Công sẽ thu hút nhiều người học nghề và gìn giữ nghề, từ đó giúp làng nghề Định Công phát triển mạnh mẽ hơn” – anh Tuấn Anh chia sẻ thêm.

Anh Tuấn Anh cho biết: 'Áp dụng công nghệ thì cũng có cái tốt nhưng mà dễ dẫn đến việc nhân bản nghệ thuật, từ đó khó giữ được làng nghề thủ công…' Ảnh: Minh Toàn.

Anh Tuấn Anh cho biết: “Áp dụng công nghệ thì cũng có cái tốt nhưng mà dễ dẫn đến việc nhân bản nghệ thuật, từ đó khó giữ được làng nghề thủ công…” Ảnh: Minh Toàn.

Trong tương lai, các sản phẩm từ làng Định Công có thể được sử dụng công nghệ hiện đại trong quá trình thiết kế. Khi đó, sản phẩm có thể được chia thành hai dòng. Một dòng sẽ kết hợp với công nghệ, điều này sẽ giúp tăng sản lượng và làm cho sản phẩm trở nên phổ biến hơn...

Tuy nhiên, anh Tuấn Anh vẫn tập trung vào việc nâng cao tay nghề cho những người có trình độ cao để chỉ sản xuất những sản phẩm thủ công. Theo anh Tuấn Anh, đó chính là điểm đặc biệt và lợi thế của làng đậu bạc Định Công.

“Khi dùng công nghệ để chế tác bạc thì ai cũng làm được, khi đó, chúng tôi sẽ mất đi lợi thế vốn có của mình. Để xây dựng một thương hiệu, cần phải có những người thợ có tay nghề cao vì sẽ rất ít người có thể làm được như họ. Đây chính là lợi thế của chúng tôi, vì so với công nghệ, chúng tôi không thể cạnh tranh với châu Âu hoặc các quốc gia trong khu vực…”, anh Tuấn Anh chia sẻ thêm.

Nghệ nhân Tuấn Anh nhấn mạnh rằng, mặc dù việc chuyển đổi là cần thiết với tất cả các nghề thủ công, nhưng nếu vượt khỏi “khuôn khổ”, những sản phẩm như đậu bạc có nguy cơ mất đi nét đặc trưng riêng và dễ bị xem nhẹ. Nghề thủ công nói chung và nghề đúc bạc nói riêng chắc chắn phải chuyển mình, nhưng chuyển mình trong "khuôn khổ", để không mất đi đặc trưng riêng, mới là điều quan trọng.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm