| Hotline: 0983.970.780

Tỉnh nghèo lo nước sạch

Thứ Sáu 08/10/2010 , 11:02 (GMT+7)

Nhờ được đầu tư, xây dựng đồng bộ, người dân Ninh Thuận nay đã thoả sức dùng nước sạch.

Công trình cấp nước hiện đại xã Lợi Hải mới được đưa vào sử dụng

Nếu như trước đây, cứ vào mùa khô người dân Ninh Thuận lại cánh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt và phải mua nước về ăn uống với giá rất cao, thì nay nhờ được đầu tư, xây dựng đồng bộ và đã “phủ sóng” khắp các vùng nông thôn nên người dân thoả sức dùng nước sạch.

Không chỉ đủ mà phải sạch

Ông Nguyễn Văn Hoàng, Giám đốc Trung tâm NS & VSMTNT Ninh Thuận phấn khởi thông báo: Chúng tôi mới xây dựng xong 3 công trình cấp nước sạch sinh hoạt tập trung gồm hệ thống Nha Hố có công suất 750m3 /ngày đêm, cung cấp cho 7.556 dân sinh hoạt; hệ thống cấp nước Lợi Hải cấp nước cho 11.600 dân có công suất 1.098m3/ngày đêm và hệ thống cấp nước Phước Hậu có công suất 2.340m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho 20.765 nhân khẩu, đây là những vùng rất khó khăn về nước, thường xuyên phải dùng nước không đảm bảo vệ sinh để sinh hoạt. Tổng nguồn kinh phí đầu từ xây dựng 3 hệ thống cấp nước này lên tới 44 tỷ đồng.

 Những công trình cấp nước này chỉ là số ít trong số rất nhiều các công trình được xây dựng trong những năm qua do Trung tâm NS & VSMTNT Ninh Thuận làm chủ đầu tư. Theo số liệu của Trung tâm NS & VSMTNT, đến nay Ninh Thuận đã có 85% dân số sinh sống vùng nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt, tương đương với 500.000 dân, trong đó có 50% dân số vùng nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn  của Bộ Y tế.

Đây là một thành quả to lớn của ngành chức năng tỉnh Ninh Thuận mà trực tiếp là Trung tâm NS & VSMTNT Ninh Thuận bởi đây là tỉnh còn rất nghèo. Đi dọc các tỉnh miền Trung, rồi lên Tây Nguyên nhưng chúng tôi thấy chưa có tỉnh nào lại hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn đồng bộ và hiện đại như tỉnh Ninh Thuận.

Về các xã vùng nông thôn của huyện Ninh Phước sang huyện Ninh Hải, đi từ huyện đặc biệt khó khăn Thuận Bắc lên huyện miền núi Ninh Sơn, địa phương nào chúng tôi cũng thấy sừng sững mọc lên những đài nước cao vút hiện đại. Nói như một lãnh đạo Bộ NN- PTNT khi về Ninh Thuận làm việc thì hệ thống cấp nước sinh hoạt của Ninh Thuận không chỉ giúp người nông dân có nguồn nước sinh hoạt mà nó còn là bộ mặt làng quê đổi mới, hiện đại.

Ông Nguyễn Văn Hoàng cho biết: Là địa phương khô hạn nhất nước, cho nên vào mùa khô (kéo dài 9 - 10 tháng), người dân vô cùng khổ sở vì thiếu nước sinh hoạt, để giúp người dân có nguồn nước UBND tỉnh Ninh Thuận và ngành nông nghiệp đã chỉ đạo chúng tôi phải gấp rút xây dựng các công trình cấp nước phục vụ người dân. Từ đó, hàng năm từ nguồn kinh phí mục tiêu quốc gia về nước sạch của Bộ NN- PTNT, chúng tôi đã đầu tư xây dừng nhiều công trình cấp nước với phương châm không chỉ phục vụ có nước sinh hoạt mà phải là nước sạch, các công trình này phải có thẩm mỹ cao góp phần làm cho bộ mặt làng quê hiện đại.  

Không xin ngân sách

Để các công trình cấp nước phát huy hiệu quả, sau khi đưa vào sử dụng, Trung tâm NS & VSMTN Ninh Thuận đều trực tiếp quản lý và vận hành, bởi trước đây nhiều công trình cấp nước do các huyện làm chủ đầu tư khi đưa vào sử dụng giao cho các xã quản lý đều nhanh chóng bị xuống cấp do không có người có chuyên môn, khi hư hỏng lại không kịp thời sửa chữa.

Tất cả các hệ thống cấp nước tập trung xây dựng trong thời gian qua đều có bể lắng ngang, keo tụ phèn, nước được khử trùng bằng Clo và được dẫn nước tới từng hộ gia đình (có đồng hồ đo nước).
Đến nay, Trung tâm đã quản lý trực tiếp gần 40 hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn, đội ngũ nhân viên có trình độ quản lý, vận hành các công trình cấp nước của Trung tâm lên tới gần 100 người, toàn bộ nhân viên của Trung tâm đều có hợp đồng lao động, được đóng BHXH và hưởng các chế độ ưu đãi khác. Nhưng điều bất ngờ nhất đối với chúng tôi đó là trong năm 2010, Trung tâm NN- VSMTNT Ninh Thuận thu được nguồn kinh phí lên tới 5 tỷ đồng từ cung cấp nước sạch cho nông dân, số tiền này ngoài việc dùng vào tu bổ, sửa chữa thường xuyên các công trình còn được chi trả cho nhân viên hợp đồng trực tiếp quản lý, vận hành các công trình cấp nước tập trung.

 Tiền nước hàng tháng thu của nhân dân dùng đều có hoá đơn của ngành tài chính phát hành. Theo ông Hoàng, đến năm 2015, Trung tâm sẽ sự nghiệp hoàn toàn tức là lấy nguồn thu từ cung cấp nước cho nhân dân để Trung tâm duy trì hoạt động mà không xin tiền ngân sách Nhà nước.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm