| Hotline: 0983.970.780

Tính xa cho vựa rau Tráng Việt

Thứ Ba 22/01/2019 , 13:30 (GMT+7)

Vụ đông năm ngoái, vựa rau Tráng Việt (huyện Mê Linh, Hà Nội) từng một phen lao đao vì củ cải rẻ như cho, phải kêu gọi cả xã hội “giải cứu”. Rút bài học của năm trước, vụ đông năm nay, nông dân Tráng Việt vui vì rau các loại được mùa, được cả giá. 

Song, bài toán tiêu thụ cho vựa rau này vẫn cần lời giải dài hơi.

Kinh nghiệm từ vụ “giải cứu” củ cải

Với sự ưu đãi của vùng đất bãi phù sa sông Hồng, nhiều năm nay, trồng rau đã trở thành một nghề thực thụ đối với nông dân Tráng Việt, đặc biệt là rau vụ đông ở thôn Đông Cao. Nếu như trước đây, Tráng Việt vẫn còn gần 50ha đất lúa thì hiện nay, toàn bộ đất lúa của xã này do trũng, dễ ngập, không thích hợp cho trồng rau nên đã được các nhà vườn chuyên trồng hoa của xã Mê Linh (huyện Mê Linh) thuê lại. Thay vào đó, nông dân Tráng Việt lại tỏa đi thuê đất để trồng rau tại nhiều xã lân cận như Liên Hồng, Liên Hà (huyện Đan Phượng), Văn Khê (huyện Mê Linh)...

16-02-32_dscf6351
Rau vụ đông ở Tráng Việt được mùa, được giá

Nếu như trước đây, người trồng rau ở Tráng Việt vẫn phải xách từng thùng nước để tưới thì từ năm 2014-2015, hệ thống tưới phun tự động đã được nông dân đầu tư đến từng chân ruộng. Nhờ giảm được công lao động, nông dân đã có thể mở rộng thêm diện tích rất lớn. Tại thôn Đông Cao, ngoài tổng diện tích trồng rau chuyên canh của thôn khoảng 300ha, đến nay, nông dân ở đây đã đi thuê đất, mở rộng diện tích trồng rau ở các xã lân cận thêm khoảng trên 100ha. Mặc dù bình quân diện tích trồng rau/hộ hiện nay ở Tráng Việt chưa thật lớn (chỉ khoảng từ 4-5 sào/hộ tới 2 ha/hộ), tuy nhiên, cây rau đã trở thành nguồn thu nhập giúp người dân làm giàu. Với cơ cấu chính là rau ăn lá (cải dưa) và củ cải, mỗi năm, nông dân ở đây có thể SX luân canh trung bình từ 5-8 lứa (tùy loại rau), cho lợi nhuận trung bình 20 triệu đồng/sào/năm (khoảng 550-600 triệu/ha). Rau Tráng Việt hiện đã tỏa đi nhiều tỉnh thành phía Bắc, miền Trung... Vụ đông năm nay, người trồng rau vụ đông ở Tráng Việt vui vì rau các loại nhìn chung được mùa, được giá.

Hộ anh Nguyễn Duy Tới (thôn 2 Đông Cao, xã Tráng Việt) có hơn 1 mẫu chuyên trồng rau phấn khởi cho biết: Vụ đông năm nay, rau ăn lá các loại nhìn chung giá khá ổn định, trong đó rau cải dưa là đối tượng chủ lực của xã hiện có giá trung bình từ 5-6 nghìn đồng/kg, củ cải từ 7-8 nghìn đồng/kg. Với giá này, trừ chi phí, nông dân có lãi khá từ 7-8 triệu đồng/sào. “Rút kinh nghiệm vụ đông năm ngoái, do thời tiết thuận lợi, giá củ cải trước Tết Nguyên đán lại rất cao nên người dân đồng loạt xuống giống củ cải trong một trà, khiến nguồn cung quá dư thừa. Năm nay, HTX đã chủ động khuyến cáo các hộ dân chia ra các trà xuống giống lệch nhau, nên không còn tình trạng sản lượng dồn dập vào một lúc nên giá rất ổn định” – anh Tới kể.

16-02-32_dscf6344
Sơ chế, chế biến vẫn đang là khâu yếu nhất đối với vựa rau Tráng Việt

 

Bài toán chế biến, liên kết tiêu thụ

Với lượng rau vụ đông các loại thường xuyên xuất ra thị trường lên tới 150-170 tấn/ngày, hiện nay, chỉ riêng thôn Đông Cao (xã Tráng Việt) đã thường xuyên thu hút từ 200-300 lao động phục vụ cho hàng chục cơ sở sơ chế, thu mua buôn bán rau các loại. Anh Võ Văn Sinh, một chủ cơ sở thu mua rau tại thôn Đông Cao cho biết: Hiện mỗi ngày cơ sở anh xuất bán cho các tỉnh phía Bắc và Nghệ An, Thanh Hóa... bình quân từ 20-30 tấn rau các loại/ngày. Theo anh Sinh, vụ đông năm nay, do mưa kéo dài đầu vụ nên rau vụ đông tại nhiều tỉnh phía Bắc, nhất là các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An khá khan hiếm, việc tiêu thụ rau tại vựa rau Tráng Việt khá thuận lợi. Tuy nhiên về dài hơi, vựa rau Tráng Việt đang rất cần cơ chế của nhà nước hỗ trợ để đầu tư cho các cơ sở sơ chế cũng như cơ giới hóa trong thu hoạch.

Bởi hiện nay, đơn cử như với củ cải (chiếm khoảng 50% diện tích), việc thuê người nhổ đã tốn 500-700 nghìn đồng/sào, khâu rửa, đóng gói cũng tốn thêm từ 1.200 – 1.300 đ/kg. Điều này đã ăn vào chi phí rất lớn trong lưu thông mà người chịu là nông dân. “Các cơ sở thu mua, sơ chế chúng tôi cũng đã thử nhiều thiết bị sơ chế như hệ thống rửa tự động, nhưng đều không đạt yêu cầu do làm dập nát sản phẩm. Vì vậy rất cần cơ quan khoa học nghiên cứu ra các thiết bị này” – anh Võ Văn Sinh kiến nghị.

Ông Vũ Văn Kỳ, Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Đông Cao cho biết: Sau đợt “giải cứu” củ cải vụ đông năm ngoái, huyện Mê Linh đã có chủ trương dành 5.000m2 đất cho HTX để đầu tư cơ sở sơ chế, đóng gói rau phục vụ nông dân. Tuy nhiên hiện nay, nguồn vốn để đầu tư hạ tầng, dây chuyền thiết bị sơ chế vẫn đang là vấn đề mà HTX rất bí. “Về dài hơi, HTX đã có kế hoạch đầu tư hệ thống kho lạnh, dây chuyền thái – lò sấy đối với sản phẩm chủ lực của HTX là củ cải nhằm dự trữ nguồn hàng lúc giá thị trường xuống quá thấp. Bên cạnh đó, các sản phẩm củ cải sấy khô hiện nay cũng rất có giá trị và dễ tiêu thụ. Hiện công nghệ, dây chuyền chế biến củ cải sấy khô chúng tôi đã có nguồn cung cấp, nhưng nguồn vốn đầu tư vẫn là vấn đề lớn nhất” – ông Kỳ kêu khó.

Cũng theo ông Kỳ, vấn đề lớn khác hiện nay, đó sản phẩm rau của Tráng Việt chủ yếu vẫn tiêu thụ trôi nổi, chưa có nhiều các đơn vị, DN liên kết để tiêu thụ ổn định. Từ đầu năm 2018 đến nay, mới chỉ có Cty TNHH Đầu tư Phát triển SX Nông nghiệp VinEco (thuộc VinGroup) là có hợp đồng liên kết, bao tiêu sản phẩm cho củ cải của HTX Đông Cao, có sự giám sát nghiêm ngặt về điều kiện SX và ATTP. Tuy nhiên, diện tích liên kết mới chỉ có 3-5 ha, còn quá bé nhỏ so với tổng diện tích trên 400 ha của HTX.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm