| Hotline: 0983.970.780

Toát mồ hôi thức ăn cho hổ!

Thứ Năm 11/04/2013 , 13:47 (GMT+7)

Mỗi ngày, riêng tiền ăn bình quân của 2 cá thể hổ gồm 2 kg thịt bò và một số chân bò, chân trâu... Tính bình quân, chi phí khoảng 500.000 đồng/ngày.

Ngày 1/1/2013, Công an huyện Yên Thành phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện này bắt giữ một cá thể hổ có trọng lượng 170kg được nuôi nhốt trong chuồng sắt tại gia đình anh Lê Văn Đạt (SN 1989, trú tại xóm Phú Vinh, xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An).

Cá thể hổ này bụng to nhưng có sức khỏe bình thường và khá hiền lành nên đã được đưa về trụ sở Công an huyện Yên Thành để tạm giữ đồng thời báo cáo lên Sở NN-PTNT, UBND tỉnh và gửi cơ quan chuyên môn trưng cầu giám định để có hướng xử lý. Trước đó, ngày 6/11/2012, Đội CSĐT tội phạm kinh tế môi trường CA huyện Diễn Châu (Nghệ An) cũng phát hiện và bắt giữ được hai cá thể hổ nặng khoảng 70 kg/con được nuôi nhốt tại gia đình ông Nguyễn Văn Sáng (SN 1955, trú tại xóm 5, xã Diễn Quảng, huyện Diễn Châu). Hai cá thể hổ này được bà Nguyễn Thị Thể (SN 1974, trú tại xã Đô Thành, huyện Yên Thành) nuôi từ tháng 2/2012 và “gửi tạm” cho ông Sáng vì lo ngại bị lực lượng chức năng bắt...

Hổ được xếp vào loại động vật quý hiếm (nhóm IB) thuộc diện cần được bảo vệ, cấm săn bắt và nuôi dưới bất kỳ hình thức nào. Bởi vậy, sau khi bị phát hiện, các cơ quan chức năng bắt buộc phải tạm giữ để chờ xử lý. Tuy nhiên, một thực tế đang khiến các cơ quan chức năng ở Nghệ An lâm vào tình thế rất lúng túng là cách xử lý số hổ này như thế nào để vừa bảo vệ được sự an toàn cho các cá thể hổ vừa thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

Được biết, 2 cá thể hổ thu giữ tại nhà anh Nguyễn Văn Sáng khi đưa về CA huyện Diễn Châu chỉ được mấy ngày đã làm đơn vị này “toát mồ hôi”. Mỗi ngày, riêng tiền ăn bình quân của 2 cá thể hổ này gồm 2 kg thịt bò và một số chân bò, chân trâu... để gặm. Tính bình quân chi phí cho nó khoảng 500.000 đồng/ngày (bằng tiền mua thức ăn hằng ngày của đơn vị). Nên chỉ giữ được một thời gian ngắn, CA huyện Diễn Châu đã phải hoàn tất các thủ tục chuyển cho Sở NN-PTNT để trình UBND tỉnh Nghệ An xử lý. Do đó, 2 cá thể hổ buộc phải đưa ra gửi tại trang trại nuôi động vật hoang dã của ông Lê Thanh Thản, tại Diễn Lâm, Diễn Châu (hằng tháng tỉnh phải cấp kinh phí nuôi).

Riêng cá thể hổ bắt tại nhà anh Đạt đã được chuyển lên Vườn quốc gia Pù Mát để nuôi cứu hộ tiếp. Ông Trần Xuân Cường, Phó giám đốc Vườn quốc gia Pù Mát cho biết: Cá thể hổ này được nuôi ở đây từ ngày 1/1/2013 đến nay đã được gần 3 tháng cũng đang làm cho đơn vị khốn khổ. Mỗi ngày, anh em phải ra chợ mua cho nó bình quân 4 kg thịt bò tươi và 1 kg thịt hoặc sườn lợn. Nguồn tiền của đơn vị giành cho công tác cứu hộ có hạn nên phải làm tờ trình lên Sở Tài chính và UBND tỉnh để xin kinh phí mua thức ăn cho nó.

Tuy nhiên, việc xin được tiền từ ngân sách tỉnh không đơn giản, hồ sơ phải qua Sở NN-PTNT xác nhận, Sở Tài chính duyệt mới được UBND tỉnh cấp. Nên để có nguồn tiền từ Kho bạc về đến đơn vị phải mất khá nhiều thời gian mới có. Cái khó thứ 2 là không phải hôm nào chợ huyện Con Cuông cũng có thịt bò bán nên lúc đầu anh em mua trữ để cất vào tủ lạnh cho nó ăn dần, nhưng khi đem thịt từ tủ lạnh ra xả đông để cho ăn, thì nó chỉ ngửi qua rồi chẳng ngó ngàng đến nữa. Hóa ra loài thú này chỉ ăn thịt động vật khi đang có mùi máu tươi. Thế là từ đó đến nay, sáng nào anh em cũng phải đi chợ tìm thịt bò tươi. Có hôm chợ Con Cuông không có, anh em lại phải đi tìm tại các chợ lân cận tại huyện Anh Sơn, hoặc chợ Khe Bố (Tương Dương)... rất vất vả.

Ông Cường cho biết, nếu thả cá thể hổ này vào rừng cũng đâu có dễ. Được nuôi nhốt từ nhỏ, nó không dữ tợn như hổ hoang dã, nên thả ra môi trường rừng tự nhiên để tự kiếm ăn thì nó chưa biết cách săn bắt mồi như thế nào, đó là chưa kể toàn bộ móng vuốt đã bị người nuôi cắt trụi. Thứ hai là trong quá trình nuôi nhốt, cá thể hổ này đã được cho ăn thêm muối, nên chỉ cần rời khỏi môi trường nuôi nhốt vài ngày là nó sẽ thèm muối và quay về bản làng để tìm muối ăn thì chắc chắn sẽ bị người dân săn bắt hoặc giết hại.

Bởi vậy, việc duy trì nuôi nhốt cá thể hổ này tại Vườn quốc gia Pù Mát càng lâu càng tăng thêm gánh nặng kinh phí cho đơn vị. Cứ tạm tính mỗi ngày chi cho cá thể hổ này 1 triệu đồng x 365 ngày thì mỗi năm sẽ phải chi cho nó trên dưới 365 triệu đồng. Nuôi dài dài từ năm này sang năm khác như thế thì số tiền nuôi hổ sẽ rất lớn. Nên ngày 22/2/2013, sau khi xin ý kiến UBND tỉnh, Vườn quốc gia Pù Mát đã có CV số 47, gửi Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã và kỹ thuật BVR, thuộc Chi cục Kiểm lâm Hà Nội (tại Sóc Sơn) đề nghị tiếp nhận cá thể hổ này về nuôi (trước đó, 2 cá thể hổ gửi tại trang trại nuôi động vật hoang dã của ông Lê Thanh Thản tại xã Diễn Lâm cũng đã chuyển về Trung tâm này). Thế nhưng, đến nay, do quan điểm cho rằng đây là cá thể hổ tang vật của vụ án, phải giữ lại để xử lý hình sự nên vẫn chưa được chuyển đi.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm