| Hotline: 0983.970.780

Tôi chết rồi, con nương tựa nơi đâu?

Thứ Bảy 05/05/2018 , 08:01 (GMT+7)

"Nuôi con tâm thần gần chục năm nay, bây giờ phát hiện bản thân bị ung thư vú, mai này tôi chết đi, đứa con tôi chẳng còn nơi nương tựa".

Đó là tâm sự đau lòng của chị Nguyễn Thị Vân (SN 1961) trú tại thôn Giới Đức xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) khi kể về hoàn cảnh bi đát của gia đình.
 

Kiếp cơ hàn

Trở lại quá khứ, năm 28 tuổi chị Vân phải lòng một người đàn ông tên Vũ Duy Tuyên (SN 1957) trú tại xã bên. Sau thời gian tìm hiểu ngắn ngủi, chị Vân quyết định lấy làm chồng. Mới chung sống với nhau được bốn năm trời, bị gia đình nhà chồng hắt hủi, chị Vân đành gạt nước ôm 2 đứa con gái tên là Vũ Thị Quỳnh Anh (SN 1989) và Vũ Khánh Chi (SN 1992) về nhà cha mẹ đẻ tá túc, từ đó chị sống đơn độc nuôi con.

17-17-22_chi_vn_ben_cnh_co_con_gi_mc_benh_tm_thn_cu_minh
Chị Vân gắng gượng để nuôi người con tâm thần

Nỗi đau bị gia đình chồng ruồng bỏ chưa nguôi ngoai thì vào năm 2001, cô con gái lớn của chị Vân tên là Vũ Thị Quỳnh Anh qua đời vì căn bệnh ung thư máu. Nỗi đau mất con cộng với bất lực về kinh tế khiến chị Vân rơi vào trạng thái suy sụp kéo dài.

Về phần cô con gái thứ hai của chị Vân, khi Vũ Quỳnh Chi vừa tròn 18 tuổi được một người đàn ông trú ở xã bên cưới về làm vợ. Chồng Chi làm nghề nông nghiệp nên kinh tế gia đình khá khó khăn. Sau hai năm chung sống, vợ chồng Chi có một cô con gái khỏe mạnh, kháu khỉnh.

Gia đình Chi đang đầm ấm thì người thân của gia đình chồng dị nghị, mối quan hệ giữa Chi và gia đình chồng rạn nứt, đành gạt nước mắt chia tay con để về ở với người mẹ.

Sau đó, Chi rơi vào trạng thái điên loạn, mất kiểm soát dẫn đến tâm thần. Một mình chị Vân chạy vạy khắp nơi vay mượn tiền đưa con đến nhiều bệnh viện chữa trị nhưng bệnh tâm thần của Chi không thuyên giảm. Sức cùng lực kiệt chị Vân đành đưa con về nhà nuôi dưỡng.

Cơn điên của Chi xuất hiện thất thường, tần suất ngày càng tăng, lúc mất kiểm soát toàn bộ đồ đạc trong nhà đều bị Chi lôi ra đập phá. Khi cơn điên quá, Chi vào xó nhà ngồi thơ thẩn, thỉnh thoảng miệng nói luyên thuyên không ai hiểu được.

“Mỗi lúc nổi cơn điên, nó đập phá đồ đạc, gạo muối bị nó đưa ra ngoài vườn vứt hết, nhà còn hai chiếc ghế nhựa để tiếp khách cũng bị nó đập vỡ cách đây mấy ngày. Nó phá đồ đạc đã đành, nhiều lần nó còn đuổi tôi đánh, tôi thì mắc bệnh ung thư vú yếu nhiều rồi không chạy trốn được, đành ngồi một chỗ để nó đánh”, chị Vân kể trong nước mắt.

Cuối năm 2015, sau nhiều lần bị đau tức ở ngực, chị Vân vay mượn được một số tiền của anh em họ hàng và bà con lối xóm đi khám bệnh thì phát hiện bản thân mắc bệnh ung thư vú. Lâm trọng bệnh nhưng không có tiền, chị Vân đành ngậm ngùi quay về nhà. Và cho đến nay, do phải mắc căn bệnh ung thư vú độ 3 đã bước vào giai đoạn nguy hiểm nên chị Vân đã phải phẫu thuật cắt bỏ một bên vú. Đều đặn hàng tháng chị Vân phải lên Bệnh viện K (cơ sở Tân Triều) xạ trị hóa chất khiến cơ thể chị ngày càng gầy còm, ốm yếu, từng mảng tóc cứ thế rụng dần, rụng dần và rụng hết.
 

Gia cảnh túng quẫn

Nói về gia cảnh mình, chị Vân quệt ngang dòng nước mắt cho biết, vì không có ruộng nên chị đành chỉ biết lên Hà Nội làm osin giúp việc cho các gia đình, cuộc sống bữa đói bữa no, cưu mang thêm đứa con gái bị tâm thần khiến gia đình chị rơi vào cảnh thiếu thốn trầm trọng.

17-17-22_chi_vn_dng_chun_bi_bu_com_dm_bc_cho_hi_me_con_minh
Hoàn cảnh gia đình chị Vân hiện tại rất khó khăn

Mấy năm trở lại đây do mắc phải căn bệnh ung thư vú quái ác nên trông chị Vân yếu hẳn, không thể làm được việc nặng nhọc, số tiền làm thuê nghề giúp việc đành chia năm xẻ bảy, thiếu thốn trăm bề. Nhiều ngày liền trong nhà không còn hạt gạo, đành nhờ vào sự giúp đỡ của láng giềng.

Tiếp xúc với chúng tôi, chị Vân cầu cứu: “Tôi mắc bệnh quái ác, không có tiền chữa, sống chết không biết lúc nào, chỉ thương đứa con gái bị tâm thần, tôi chết đi chẳng biết ai chăm sóc nó cả. Giờ tôi chỉ mong xã hội thương tình giúp đỡ để tôi có khoản tiền chữa bệnh, nuôi đứa con tâm thần”.

Ông Nguyễn Văn Sinh - Trưởng thôn Giới Đức cho biết: “Hoàn cảnh của mẹ con chị Nguyễn Thị Vân cả vùng này ai cũng biết. Nay bản thân chị Vân lâm trọng bệnh mà hàng ngày vẫn chăm lo cho cô con gái mắc bệnh tâm thần, cuộc sống của gia đình càng khốn khó hơn. Người dân thương tình mang đến cho chị bát gạo, nắm rau nhưng cũng chỉ giải quyết được cảnh khốn cùng trước mắt” .

Mọi sự giúp đỡ của bạn đọc gần xa xin gửi về chị Nguyễn Thị Vân trú tại thôn Giới Đức  xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa, Hà Nội); hoặc Tuần san Kiến thức gia đình (số 14 Ngô Quyền, Hà Nội, ĐT: 024.38256492 - 0983.970780), chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

(Kiến thức gia đình số 18)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm