| Hotline: 0983.970.780

Tôm chết quá nhanh

Thứ Tư 23/05/2012 , 10:36 (GMT+7)

Vùng hạ lưu sông Bàn Thạch, huyện Đông Hòa cũng đang "dính" bệnh tôm chết nhanh, không kịp trở tay.

Không chỉ ĐBSCL điêu đứng vì tôm chết hàng loạt, mà vùng hạ lưu sông Bàn Thạch, huyện Đông Hòa (Phú Yên) cũng "dính" bệnh tôm chết nhanh, không kịp trở tay.

>> Tôm chết hàng loạt tại nhiều địa phương
>> Tôm chết lan nhanh
>> Tôm chết hàng loạt
>> FAO khảo sát nguyên nhân tôm chết
>> Một tỉnh có trên 9.000ha tôm chết
>> Tăng cường kỹ sư về cơ sở khắc phục tôm chết

Chúng tôi về xã Hòa Hiệp Nam, nơi có diện tích nuôi tôm bị thiệt hại nặng nề với hàng trăm héc ta. Tại cánh đồng nuôi tôm ở thôn Vũng Tàu, dấu vết mùa tôm thất bát hiện rõ trước cảnh tiêu điều, máy sục khí oxy vứt ngổn ngang, vắng bóng người. Khó khăn lắm tôi mới gặp được ông Lê Văn Chánh, thôn Đa Ngư đang ngồi thẫn thờ bên ao nuôi của mình.

Kể với chúng tôi, ông Chánh nói như mếu: “Tôm chết sạch rồi, mất trắng hơn 100 triệu đồng chỉ qua một đêm chú ơi”. Gia đình ông Chánh có 2 ao nuôi tôm, 1 ao có diện tích khoảng 1 mẫu thả nuôi từ ngày 27/2 với hơn 30 vạn con giống tôm thẻ chân trắng (giá đầu tư 85 đồng/con) và 1 ao có diện tích 5 sào thả nuôi sau đó 10 ngày với 20 vạn con giống (giá đầu tư 80 đồng/con); toàn bộ giống tôm mua từ các DNSX có tiếng ở Cà Ná (Ninh Thuận).


Ông Chánh thẫn thờ bên ao tôm

Thế nhưng khi gia đình ông nuôi được từ 20-45 ngày tuổi, thì 2 ao tôm đều đồng loạt đổ bệnh, lăn đùng ra chết không rõ nguyên nhân. Những con tôm chết vớt lên đều có triệu chứng là có một chấm trắng đục, tròn và lớn ở giữa thân, bóc ra kiểm tra thấy gan bị teo.

Ông Chánh cho biết thêm, từ khi nuôi tôm đến nay hơn chục năm nhưng chưa bao giờ thấy tôm mắc bệnh lạ như thế này, tỷ lệ chết rất cao, chết rất nhanh không kịp trở tay. Vì thế 2 ao tôm nhà ông khi thu hoạch cũng chỉ được vài tạ, bán với giá thấp, từ 20-30 ngàn đồng/kg, không bằng chi phí tiền thuốc men xử lý ao.

Cùng cảnh ngộ, gia đình anh Phạm Văn Cường, người cùng thôn thả 25 vạn con giống cho 3.000 m2, nuôi được 40 ngày thì cũng đành thu hoạch non vì tôm chết đột ngột. Anh Cường than vãn: “Thời điểm năm ngoái, gia đình tôi thả nuôi chừng ấy, sau khi thu hoạch, trừ chi phí tôi lãi gần 80 triệu đồng, còn vụ này thì lỗ gần 50 triệu”.

May mắn hơn là gia đình ông Chánh, anh Cường, gia đình ông Bùi Ngọc Lý thả nuôi với diện tích gần 1 mẫu ở vùng này nhưng cầm cự hơn 2 tháng, thì tôm mới mắc bệnh. “Vụ này tôi đầu tư tất cả chi phí gần 150 triệu đồng, mặc dù nuôi chưa đủ tháng thu hoạch, nhưng nhờ phát hiện tôm... bắt đầu chết, kịp thời thu được gần 2 tấn, bán giá 68 ngàn đồng/kg, trừ chi phí tôi chỉ lỗ gần 25 triệu đồng”, ông Lý cho biết.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa, từ đầu vụ nuôi đến nay đã có 453 ha tôm bị bệnh, trong đó đứng đầu là xã Hòa Tâm với hơn 223 ha; Hòa Hiệp Nam 147 ha; Hòa Xuân Đông 53 ha và Hòa Hiệp Trung 29 ha. Hầu hết người nuôi tôm đều bị thua lỗ nặng.
Tại xã Hòa Tâm (Đông Hòa), tình trạng tôm chết hàng loạt cũng diễn ra. Nhiều hộ nuôi tôm nơi đây đã bán đổ bán tháo để gỡ gạc vốn, tuy nhiên hầu như đều lỗ vốn nặng. Trao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Tấn Lực, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Tâm cho biết, tôm bị “dính” bệnh gây chết hàng loạt khiến người tôm nơi đây chưa kịp trấn tĩnh và không dám tiếp tục thả nuôi.

Tiếp xúc PV NNVN, nhiều người dân cho biết, thông thường khi tôm mắc bệnh là nổi lên mặt nước, bơi lờ đờ, bỏ ăn rồi đâm đầu vào bờ chết. Mặt khác nếu xảy ra tôm chết thì chỉ chết lai rai vài con và thời gian chết kéo dài chứ không như hiện nay, tôm chết chìm dưới đáy, chết hàng loạt, trở tay không kịp.

Để giảm thiệt hại đến mức thấp nhất, người dân không nên tiếp tục thả nuôi mà nên thu hoạch nếu tôm mắc bệnh.

Theo ông Đỗ Kim Đồng, Phó phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa, đa số tôm chết từ 20-45 ngày tuổi, có triệu chứng là hoại tử gan, sưng gan. Vùng nuôi tôm trên cát lẫn trải bạc đều cũng “dính” bệnh này. Cũng theo ông Đồng, từ khi phát hiện tôm chết, Phòng NN-PTNT đã phối hợp với Trạm Thú y huyện lấy mẫu bệnh phẩm đưa đi xét nghiệm, nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân. 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm