| Hotline: 0983.970.780

FAO khảo sát nguyên nhân tôm chết

Thứ Hai 18/07/2011 , 10:50 (GMT+7)

Trong hai ngày 15 và 16/7, đoàn chuyên gia của FAO và Cục Thú y đã khảo sát, tìm nguyên nhân gây dịch bệnh tôm chết hàng loạt ở ĐBSCL trong thời gian qua.

Trong hai ngày 15 và 16/7, đoàn chuyên gia của Tổ chức Nông - Lương thế giới (FAO) và Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) đã khảo sát, tìm nguyên nhân gây dịch bệnh tôm chết hàng loạt ở ĐBSCL trong thời gian qua.

Báo cáo của Cục Thú y đánh giá tình hình dịch bệnh trên tôm diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là hiện tượng tôm nuôi chết hàng loạt, trên diện rộng, nhất là từ đầu tháng 3 đến nay. Tôm chết chủ yếu ở các vùng nuôi tôm thâm canh, có tỉnh diện tích thiệt hại từ 80-90%. Theo thống kê, ĐBSCL có hơn 50.000 ha tôm chết, trong đó tại tỉnh Bạc Liêu có hơn 12.000ha, tỉnh Sóc Trăng có hơn 19.000 ha... Dịch bệnh tôm đã gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất của người dân và ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của các tỉnh.

Cục Thú y và Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 đã thu thập mẫu và gửi đến Phòng Thí nghiệm bệnh thủy sản thuộc Trường Đại học Arizona (Hoa Kỳ) để xác định nguyên nhân gây bệnh. Đầu tháng 7, kết quả phân tích trả lời Cục Thú y của Trường Đại học Arizona là không phát hiện dấu hiệu của vi khuẩn gây hoại tử gan tụy, vi bào tử. Tác nhân chính gây hoại tử gan tụy trên tôm được Đại học Arizona xác định là do hội chứng nhiễm độc. Độc tố có thể có trong môi trường (nước, đất, thức ăn…), hoặc có thể từ một số vi khuẩn khác nhưng chưa phát hiện được từ mẫu bệnh phẩm đã xét nghiệm. Nguyên nhân cụ thể cần được tiếp tục nghiên cứu.

Từ nhận định trên, các chuyên gia của FAO đến Việt Nam giúp Cục Thú y khảo sát tìm nguyên nhân, tác nhân gây bệnh chết tôm hàng loạt tại ba tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau (tìm hiểu hoạt động của phòng xét nghiệm bệnh thủy sản của Chi cục Nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh, một số trại sản xuất giống, gặp trực tiếp người nuôi để lấy ý kiến và thu thập mẫu tôm, nước, đất tại các ao nuôi). Tới đây, FAO sẽ phối hợp với Cục Thú y hỗ trợ các địa phương xây dựng chương trình giám sát dịch bệnh; tìm nguyên nhân đồng thời đề ra các biện pháp cảnh báo, phòng ngừa dịch bệnh.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Năng suất sắn tăng 30 - 50% nhờ tưới tiết kiệm

Tại Tây Ninh, áp dụng tưới tiết kiệm đã giúp cây sắn tăng năng suất từ 30 - 50% (đạt 40 - 50 tấn/ha), giảm 40% lượng nước tưới so với tưới tràn.