| Hotline: 0983.970.780

Tôm "chết yểu"

Thứ Hai 26/03/2012 , 10:38 (GMT+7)

Người nuôi tôm ở huyện Tuy Phước (Bình Định) vô cùng hoang mang khi hàng chục ha tôm mới thả giống chưa được 1 tháng đã lăn đùng ra chết.

* Một xã thiệt hại 1,5 tỷ đồng

Người nuôi tôm ở Mỹ Trung đau khổ vì tôm chết yểu

Người nuôi tôm ở huyện Tuy Phước (Bình Định) vô cùng hoang mang khi hàng chục ha tôm mới thả giống chưa được 1 tháng đã lăn đùng ra chết hàng loạt.

Theo số liệu thống kê của Phòng NN- PTNT huyện Tuy Phước, trên địa bàn huyện đã có 16,55 ha diện tích nuôi tôm của bà con bị dịch bệnh. Nặng nhất là vùng nuôi Mỹ Trung, thuộc thôn Đông Điền, xã Phước Thắng "dính" 13,6 ha tôm chết. Đây là vùng nuôi có sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh với hơn 24 ha, 100% diện tích nuôi bán thâm canh và thâm canh, năng suất đạt khá so với các vùng nuôi tôm khác. Tuy nhiên mới đầu vụ, tai họa đã ập xuống hầu hết các hộ nuôi tôm ở đây.

Ông Đặng Phi Hùng, 1 chủ hồ nuôi tôm ở Mỹ Trung, bức xúc cho biết, năm ngoái, cũng trên diện tích 6.000 m2 tui thả 32 vạn tôm giống thẻ chân trắng mua của Cty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam đóng tại xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ. Sau thời gian 2 tháng rưỡi thu được 2,6 tấn. Tin vào nguồn tôm giống này, năm nay ông mua 40 vạn con tôm giống của DN trên về thả vào ngày 22/2, nuôi được 18 ngày thì tôm chết nổi trắng hồ.

"Nóng ruột quá, tui điện thoại cho nhân viên của Cty nhưng họ không nghe máy. Sau nhiều rất nhiều lần liên lạc, cuối cùng tui họ trả lời qua điện thoại rằng: "Giống Cty cung ứng là tôm sạch, còn tôm bị bệnh là do môi trường". Tui tui thắc mắc là trong vùng nuôi, hồ nào thả giống mua từ Cty CP như tui cũng đều chịu chung số phận tôm bị “chết yểu”. Tính ra tiền tôm giống, tiền thuốc, tiền thức ăn cho tôm, tiền xăng dầu, tiền cải tạo hồ chi phí đến 95 triệu đồng”, ông Hùng than vãn.

Anh Nguyễn Văn Hoài, mới nhận lại ao nuôi 6.000m2, trả tiền thuê hồ một năm 20 triệu đồng, sau khi cải tạo anh mua 40 vạn tôm giống CP về thả nuôi vào ngày 25/2, đến nay gần một tháng tôm phát bệnh chết ráo. Với vẻ mặt buồn so, anh Hoài thổ lộ: “Tiền mua tôm giống và tiền thức ăn cho tôm trong thời gian gần 1 tháng tui đi tong 68 triệu đồng, giờ không biết gỡ gạc bằng cách nào”.

“Chi cục Thú y Bình Định có máy xét nghiệm tôm giống nhưng chỉ xét nghiệm được 1 số bệnh. Chúng tôi đã báo cáo tình hình tôm chết nói trên lên Cục Thú y để được hướng dẫn xử lý. Chúng tôi tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra lại những diện tích tôm chết để lấy mẫu xét nghiệm nhằm tìm ra nguyên nhân đích thực”, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan.

Theo cho biết của nhiều người nuôi tôm tại thôn Đông Điền, hiện tượng tôm chết yểu vừa xảy ra trên địa bàn đã đặt ra nghi vấn về tôm giống. Bởi cùng 1 vùng nuôi, hồ nuôi nằm cạnh nhau, thả tôm giống cùng thời điểm nhưng những ao hồ thả tôm giống của Cty Việt Úc, UP, Thông Thuận Nông... đều bình an vô sự.

“Mua con giống tôm thẻ chân trắng của Cty CP bà con khá tin tưởng bởi những lô giống đều có giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản của Chi cục Thú y tỉnh, nhưng không ngờ nay đều bị chết yểu”, anh Phan Văn Chạy, Chi hội trưởng chi hội nuôi tôm Mỹ Trung nói.

Nhận được thông tin Chi cục Thú y Bình Định đã về kiểm tra tình hình dịch bệnh tôm nuôi tại Mỹ Trung. Theo nhận định của bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Chi cục phó Chi cục Thú y, tôm chết do nhiễm khuẩn trong gan, bị đục cơ và cong thân, không trụ được trước môi trường nước bị biến động. Theo tính toán của bà con nuôi tôm ở Mỹ Trung, đợt dịch bệnh vừa qua đã cướp đi 12 triệu con tôm giống, cộng với chi phí thức ăn cho tôm, thuốc, tiền dầu chạy máy… con số thiệt hại lên đến hơn 1,5 tỷ đồng.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm