| Hotline: 0983.970.780

Tổng Bí thư thăm, chúc Tết Thành phố Hồ Chí Minh

Chủ Nhật 30/01/2011 , 01:36 (GMT+7)

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã tới thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, các lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tặng quà cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Chiều 29/1 (tức ngày 26 tháng Chạp năm Canh Dần), Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã tới thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, các lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh.

Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm qua, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho biết mặc dù tình hình trong nước gặp nhiều khó khăn do những tác động bất lợi của tình hình kinh tế thế giới, song Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, năng động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII và Nghị quyết Đại hội X của Đảng, đạt được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện trong phát triển kinh tế-xã hội.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thành phố đạt trên 11%/năm, cao gấp 1,5 lần so với mức bình quân chung cả nước, đưa quy mô kinh tế của thành phố đến năm 2010 bằng 1,7 lần năm 2005.

Các ngành dịch vụ có lợi thế cạnh tranh, giá trị gia tăng cao tiếp tục phát triển mạnh, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 12%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006-2010 bằng 1,85 lần giai đoạn 2001-2005; 4 ngành công nghiệp trọng yếu như cơ khí chế tạo, điện tử-công nghệ thông tin, hóa chất, chế biến tinh lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp. Nông nghiệp chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế tăng lên.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng cao, đa dạng hóa các hình thức huy động với việc phát huy vai trò “vốn mồi” của Nhà nước. Thu ngân sách hàng năm đều vượt chỉ tiêu được giao, đóng góp khoảng 30% ngân sách quốc gia.

Kinh tế đối ngoại tiếp tục được mở rộng trên cả 3 lĩnh vực: xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA). Quan hệ hợp tác phát triển với các tỉnh, thành phố khác ngày càng mở rộng, qua đó khẳng định vai trò, vị trí của thành phố đối với khu vực và cả nước.

Thành phố cũng luôn quan tâm giải quyết tốt vấn đề quản lý đô thị, phát triển văn hóa-xã hội, chăm lo xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, làm tốt công tác vận động quần chúng nhân dân...

Ông Lê Thanh Hải cũng nêu rõ những khó khăn, thách thức lớn mà thành phố đang phải đối mặt, như tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng tăng, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và đời sống của người dân; tình trạng ngập nước ngày càng nặng nề do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; công tác quản lý đô thị gặp nhiều khó khăn do lượng dân nhập cư, tăng dân số cơ học lớn; năng lực cạnh tranh, chất lượng, hiệu quả kinh tế còn hạn chế.

Phát biểu trước đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân, lực lượng vũ trang thành phố, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng đến thăm, chúc Tết đồng bào, chiến sỹ tại thành phố mang tên Bác, một đơn vị nhiều lần anh hùng, một địa bàn chiến lược của cả nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội nhiệt liệt biểu dương Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh về những thành tựu to lớn đã đạt được thời gian qua, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển chung của cả nước.

Chia sẻ những khó khăn, thách thức mà thành phố đang gặp phải, Tổng Bí thư cho rằng quan trọng là nhìn nhận rõ khó khăn, thách thức đó, từ đó tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục, thì với bề dày truyền thống và kinh nghiệm, với quyết tâm, nỗ lực và tinh thần đoàn kết thống nhất cao, năng động và sáng tạo, chắc chắn thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục phát triển, đi lên.

Tổng Bí thư chỉ rõ năm 2010, mặc dù trải qua nhiều khó khăn thách thức, không chỉ về mặt xã hội mà ngay cả trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện các chính sách xã hội, rồi thiên tai... nhưng nước ta tiếp tục gặt hái nhiều thành tựu quan trọng, giữ vững ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế khá, thế và lực của đất nước ngày càng tăng lên. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, quan hệ đối ngoại ngày càng rộng mở, vai trò, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng tăng lên.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng đã thông báo kết quả thành công tốt đẹp của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cả về phương diện tổ chức, nhân sự và văn kiện, tạo ra một luồng sinh khí mới trong toàn Đảng, toàn xã hội.

Đại hội đã để lại dấu ấn về một không khí dân chủ, thẳng thắn và thống nhất cao về nhiều vấn đề quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với con đường phát triển đi lên của đất nước. Đại hội đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 cơ bản đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Trong bối cảnh khó khăn, thách thức còn nhiều, Tổng Bí thư nhấn mạnh cần không ngừng chăm lo xây dựng Đảng, xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với dân, củng cố, năng cao hơn nữa niềm tin của dân với Đảng, với chế độ và mong rằng Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện thật tốt những chủ trương, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành mục tiêu cơ bản mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.

Thay mặt Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chúc mừng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh năm mới tràn đầy niềm vui, hạnh phúc và thành công, chúc Thành phố Hồ Chí Minh mãi mãi là thành phố anh hùng.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, chúc Tết nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Võ Chí Công; đến thắp hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và cố Luật sư, Quyền Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ tại nhà riêng.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm