| Hotline: 0983.970.780

Tổng thống Putin hé lộ logic của quyền lực

Thứ Ba 05/04/2022 , 08:19 (GMT+7)

Tổng thống Putin là nhân vật được nhắc đến nhiều nhất trong xung đột Nga – Ukraine, hé lộ nhiều bí mật ở cuốn sách ‘Putin – Logic của quyền lực’.

Cuốn sách khám phá chân dung Tổng thống Nga - Putin

Cuốn sách khám phá chân dung Tổng thống Nga - Putin

Tổng thống Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt từ cuối tháng 2 đến nay, với không ít bàn cãi xôn xao. Tổng thống Putin đã đặt cược giá trị bản thân vào sự giằng co nóng bỏng Nga – Ukraine. Tổng thông Putin đang cất giữ những bí mật gì khiến thế giới tò mò xen lẫn bất an?

“Putin - Logic của quyền lực” là một công trình của tác giả Đức- Hubert Seipel, người từng theo chân tổng thống Putin từ năm 2010. Cuốn sách hé lộ góc nhìn của một nhà báo phương Tây về vị nguyên thủ lên nắm quyền nước Nga từ đầu năm 2000, trên di sản kinh tế do Boris Yeltsin để lại.

Góc nhìn của Hubert Seipel không dựa trên “ly cocktail cảm xúc pha từ thiện cảm và niềm tin vào giá trị của riêng mình”, mà là dựa trên “thông tin và niềm tin, điều chỉ có thể xảy ra khi hai phía nhìn nhận nhau nghiêm túc”.

Cuốn sách “Putin – Logic của quyền lực” kể về những giai đoạn quan trọng khác nhau trong cuộc đời của V.Putin, trùng khớp với những thời khắc bước ngoặt của lịch sử Nga. Từ tuổi thơ ở Saint Petersburg vào thời ổn định Xô Viết, đến sự tan rã của Liên Xô và năm năm làm tình báo đối ngoại ở Dresden. Sau vài năm làm việc cho chính quyền Kremlin, chứng kiến sự tan rã của nhà nước và nhanh chóng học hỏi cách thức vận hành của cơ chế quyền lực trong kỷ nguyên hỗn loạn của Yeltsin, V.Putin bước vào chiếc ghế kế nhiệm.

Từ đó trên cương vị tổng thống Nga, Putin cố gắng khôi phục lòng tự trọng đã bị suy sụp của nhân dân mình, tìm khởi nguồn cho nó trong kinh nghiệm lịch sử của ông ông – từ đế chế Nga đến thời Xô viết, đồng thời trong Chính thống giáo, bất chấp phương Tây có thích hay không.

“Putin – Logic của quyền lực” là tác phẩm khá “nặng kí”. Để có thể hoàn thành tác phẩm này, tác giả Hubert Seipel đã tiếp cận tổng thống Putin trong vai trò một nhà làm phim từ năm 2010, để rồi suốt 5 năm sau đó, ông đã có hơn 20 buổi phỏng vấn chuyên sâu, tháp tùng Putin trên hàng chục chuyến đi cả trong và ngoài nước để lấy thông tin. Đây là một đặc quyền hiếm hoi, bởi Putin thường không gần gũi với bất kỳ nhà báo phương Tây nào. Từ những cuộc phỏng vấn này, Hubert Seipel dẫn dắt độc giả bước vào thế giới của Putin, về mối quan hệ giữa quan điểm thật sự của nhà lãnh đạo Nga với những lợi ích cạnh tranh.

Nhà báo Đức - Hubert Seipel mất 5 năm để 'giải mã' Putin.

Nhà báo Đức - Hubert Seipel mất 5 năm để "giải mã" Putin.

Cuốn sách hấp dẫn ngay từ những trang đầu tiên, kể về ngày 17/7/2014 khi chiếc máy bay MH 17 bị bắn rơi trên bầu trời Đông Ukraine, gần như cùng thời gian với chuyến bay đưa ông Putin trở về Moskva sau chuyến công du Nam Mỹ sáu ngày.  Từ đó là cuộc đối đầu giữa Putin với chiến lược mở rộng NATO về phía Đông của phương Tây, với việc bóp méo lịch sử chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại trên trường quốc tế.

Trong nước Nga, Tổng thống Putin gặp thử thách khác, đó là việc phục hưng Giáo hội Chính thống giáo Nga như một thế lực chính trị, việc vạch rõ vai trò của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài như những mưu toan can thiệp vào chính trị nội bộ Nga. Để chấm dứt nạn cướp đoạt quốc gia Nga, cuốn sách giới thiệu cách Putin xử lý giới tài phiệt Nga, từ Boris Berezovsky, Mikhail Khodorkovsky tới Roman Abramovich. Và không chỉ các quan điểm chính trị kinh tế của V. Putin được giới thiệu, cái nhìn xã hội của ông qua cách giải quyết các vấn đề về đồng tính, về truyền thông cũng được Hubert Seipel lý giải.

Một trong những đoạn xúc động của cuốn sách là khi Putin bật khóc bên quan tài người thầy judo thời niên thiếu, đã khắc họa chân dung của con người từng bị phương Tây không tiếc lời mô tả là lạnh lùng và nhẫn tâm. Cuốn sách thuyết phục bởi nó mô tả cả những thất bại, như việc xử lý vấn đề tàu ngầm hạt nhân Kursk gặp nạn, chứ không chỉ những thành công…

Với “chiến dịch quân sự đặc biệt” đang diễn ra ở Ukraine, “Putin – Logic của quyền lực” giúp công chúng “giải mã” sự lạnh lùng đầy kinh ngạc của Tổng thống Putin, một con người sẽ còn được nhắc đến dài lâu trong lịch sử thế giới.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm