| Hotline: 0983.970.780

TP HCM: Sẽ diễn tập phòng chống virus H7N9

Thứ Tư 10/04/2013 , 10:07 (GMT+7)

Sở NN-PTNT TP.HCM vừa yêu cầu Chi cục Thú y phải xây dựng kịch bản đối phó trong trường hợp dịch cúm gia cầm mang nhánh virus mới H7N9 bùng phát.

+ Thưởng “nóng” người cung cấp thông tin gia cầm lậu

Sở NN-PTNT TP.HCM vừa yêu cầu Chi cục Thú y phải xây dựng kịch bản đối phó trong trường hợp dịch cúm gia cầm mang nhánh virus mới H7N9 bùng phát tại vùng đô thị lớn nhất nước.

Ông Huỳnh Tấn Phát – Phó Chi cục Thú y TP.HCM cảnh báo: Nếu không ngăn chặn tốt, có thể thời gian tới nhánh virus cúm gia cầm mới H7N9 sẽ vào tới phía Nam. “Trước đây, nhánh virus H5N1 đã khiến toàn ngành hết sức vất vả rồi, nếu có thêm H7N9 thì hết sức nguy hiểm, đặc biệt là khi TP.HCM vẫn còn rất nhiều điểm kinh doanh gia cầm lậu chưa được xử lý dứt điểm như hiện nay”.

Ông Phát đề nghị BCĐ phòng chống dịch cúm gia cầm ở các địa phương, đặc biệt là vùng ven như Bình Chánh, Thủ Đức, Bình Tân, Gò Vấp, Hóc Môn, quận 12, quận 8…, phải quyết liệt vào cuộc dẹp các điểm bày bán gia cầm bát nháo, công khai, rất dễ gây lây lan dịch bệnh.

Để không bị động, ông Nguyễn Phước Trung – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM đã yêu cầu ngành thú y TP phải nhanh chóng xây dựng kịch bản tình huống xấu nhất dịch cúm gia cầm mang nhánh virus H7N9 xuất hiện và bùng phát. Trong đó, phải nêu rõ các cách thức và biện pháp xử lý một cách bài bản và khoa học nhằm bảo vệ an toàn tuyệt đối vùng kinh tế và dân cư lên tới gần 10 triệu dân.

“Sở yêu cầu Chi cục Thú y chọn 1 phường để tổ chức diễn tập nhằm nâng cao ý thức phòng chống dịch của các địa phương. Nếu có tình huống dịch xảy ra sẽ chủ động triển khai và nhân rộng phương án xử lý”. Ông Trung cũng yêu cầu Chi cục Thú y đẩy mạnh công tác tiêm phòng, thường xuyên lấy mẫu huyết thanh để kiểm tra nhánh virus mới có xuất hiện hay chưa.

“Bộ NN-PTNT đã có công điện khẩn yêu cầu các địa phương phải vào cuộc, vì thế ngành thú y phải xây dựng chương trình phòng chống, làm căn cứ để trình UBND TP chỉ đạo các địa phương làm quyết liệt” – ông Trung nói. Sở NN-PTNT cũng yêu cầu phối hợp với các tỉnh lân cận như Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu…, để kịp thời kiểm tra, xử lý gia cầm nhập lậu, không kiểm dịch “chạy” về TP.HCM tiêu thụ.

Đặc biệt, TP.HCM sẽ thực hiện việc thưởng nóng cho bất cứ ai cung cấp thông tin liên quan đến các lò, cơ sở và hộ kinh đoanh, giết mổ lậu gia súc, gia cầm.

Cũng liên quan đến công tác phòng chống virus H7N9, Sở Y tế TP.HCM vừa yêu cầu các bệnh viện tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm, cách ly, điều trị tích cực các trường hợp suy hô hấp cấp, khai thác thật kỹ các yếu tố dịch tễ và báo cáo khẩn cho Trung tâm Y tế dự phòng TP để kịp thời xử lý.

Riêng tại sân bay Tân Sơn Nhất, mỗi ngày có khoảng 4 chuyến bay từ Trung Quốc và khoảng 10 chuyến quá cảnh qua Hong Kong và Đài Loan, Sở Y tế cũng yêu cầu Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế khi phát hiện hành khách sốt cao trên 37oC phải thực hiện cách ly, tiếp tục đo lại nhiệt độ. Nếu hành khách vẫn sốt và có yếu tố nghi ngờ thì sẽ chuyển hành khách đến bệnh viện theo dõi và xác định bệnh trong thời gian sớm nhất.

Liên quan đến vacxin phòng chống dịch cúm gia cầm (nhánh virus cũ), ông Mai Văn Hiệp – Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, năm 2013, chủ trương của Bộ NN-PTNT sẽ dự trữ 25 triệu liều vacxin Re6 và 15 triệu liều vacxin Re5 nằm trong quỹ dự trữ vacxin phòng chống dịch. Số vacxin này sẽ đáp ứng cho các địa phương trong trường hợp khẩn cấp. Bộ cũng yêu cầu các địa phương khi được cấp vacxin phải chủ động thực hiện công tác tiêm phòng theo đúng hướng dẫn của Bộ để đạt hiệu quả cao nhất.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm