| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM phấn đấu không còn hộ nghèo theo chuẩn mới

Thứ Năm 23/05/2019 , 10:15 (GMT+7)

TP.HCM phấn đấu thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 0,7%/năm, giảm tỷ lệ hộ cận nghèo bình quân 0,9%/năm.

Với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, TP.HCM đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu giảm nghèo trước 2 năm và kéo giảm đáng kể các thiếu hụt về dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo; tăng cường xã hội hóa và huy động mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư hỗ trợ cho Chương trình Giảm nghèo bền vững của TP; các chính sách hỗ trợ giảm nghèo được thực hiện kịp thời và đúng đối tượng, tạo niềm tin của người dân với chương trình.
 

Nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả

Qua 3 năm (2016 - 2018) thực hiện các chính sách tác động và hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo TP.HCM giai đoạn 2016 - 2020, toàn TP có 60.622 hộ nghèo vượt chuẩn nghèo và 58.703 hộ cận nghèo vượt chuẩn nghèo, hạ tỷ lệ hộ nghèo từ 3,36% đầu năm 2016 xuống còn 0,19% và tỷ lệ hộ cận nghèo từ 2,41% đầu năm 2016 xuống còn 1,15% vào cuối năm 2018.

15-28-11__dsc4298
Bà Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM tặng Cờ thi đua cho 2 tập thể có thành tích thực hiện tốt Chương trình giảm nghèo bền vững của TP giai đoạn 2016 - 2020.

Đặc biệt, có 10 quận và 28 phường (thuộc 6 quận) hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo TP giai đoạn 2016 - 2020 (tỷ lệ hộ nghèo 0%); 1 quận và 23 phường (thuộc 5 quận) hoàn thành mục tiêu không còn hộ cận nghèo theo chuẩn cận nghèo TP giai đoạn 2016 - 2020 (tỷ lệ hộ cận nghèo 0%). Năm 2018, TP còn 94 hộ nghèo có thu nhập trong chuẩn cận nghèo Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, chiếm 0,005% tổng hộ dân TP.

Qua 3 năm thực hiện, chương trình đã huy động hiệu quả nguồn lực, sự tham gia của các tầng lớp xã hội, các thành phần kinh tế trên địa bàn TP, đảm bảo nguồn ngân sách để đầu tư cho các chính sách hỗ trợ và hoạt động giảm nghèo. Bên cạnh đó, từng địa phương nắm được thực trạng thiếu hụt các dịch vụ xã hội của hộ nghèo, hộ cận nghèo, qua đó có giải pháp hỗ trợ phù hợp cho từng người, từng hộ, góp phần kéo giảm thiếu hụt nhanh và giảm nghèo bền vững.

Từ thực tiễn, TP.HCM đã có những điều chỉnh chuẩn nghèo theo hướng nâng tiêu chí thu nhập và giữ nguyên tiêu chí đa chiều (5 chiều thiếu hụt xã hội cơ bản) đã tạo điều kiện và cơ hội cho hàng ngàn người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau, như đào tạo nghề, giải quyết việc làm, các chính sách an sinh xã hội…

Thành phố phấn đấu cuối năm 2020, không còn hộ nghèo theo chuẩn TP giai đoạn 2019 - 2020 (tỷ lệ hộ nghèo dưới 0,5%, tỷ lệ hộ cận nghèo dưới 1,5%); thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng 3,5 lần so với năm 2011.

Qua đó, nhiều địa phương đã tập trung phát triển, nhân rộng các mô hình như mô hình tổ hợp tác trồng rau sạch tại xã Nhuận Đức (huyện Củ Chi); mô hình tổ hợp tác gia công các mặt hàng truyền thống của cộng đồng người dân tộc Chăm (quận Phú Nhuận)… mang lại kết quả cụ thể cho chương trình giảm nghèo bền vững tại các địa phương trên địa bàn TP.
 

Gắn giảm nghèo bền vững với xây dựng nông thôn mới (NTM)

Bà Dương Thị Huyền Trân, Trưởng ban Văn hóa xã hội Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM cho biết, với sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền, các ban ngành chức năng trong việc triển khai thực hiện “Chương trình giảm nghèo bền vững” theo các tiêu chí mới về giảm nghèo đa chiều và nâng chất các tiêu chí xây dựng NTM, đô thị văn minh, góp phần cùng Đảng bộ và chính quyền TP thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia.

Tuy nhiên, bà Trân cho rằng vẫn còn một số hạn chế trong việc thực hiện “Chương trình giảm nghèo bền vững”, như người nghèo được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ như chính sách BHYT, giáo dục, hỗ trợ nhà ở… dẫn đến tình trạng vẫn còn một số người ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Kết quả giảm nghèo vẫn chưa thật sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao…

Bà Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM cho biết, TP luôn đi tiên phong trong việc nâng dần chuẩn nghèo theo từng giai đoạn, qua đó đối tượng hộ nghèo được hỗ trợ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của TP. Đến nay, TP.HCM là địa phương duy nhất trong cả nước chỉ áp dụng 1 mức chuẩn nghèo chung, không phân biệt thành thị và nông thôn ngoại thành.

Việc áp dụng một mức chuẩn nghèo chung đã thể hiện quan điểm chỉ đạo đúng đắn bảo đảm an sinh xã hội, rút ngắn khoảng cách về mức sống của người dân, nhất là những hộ nghèo. Tạo điều kiện thuận lợi, mở rộng nhiều cơ hội để người dân nông thôn vươn lên thoát nghèo, thể hiện rõ nhất là việc phối hợp thực hiện giảm nghèo bền vững với xây dựng NTM tại 56 xã.

Để hoàn thành mục tiêu và chỉ tiêu giảm nghèo trong 2 năm (2019 - 2020) và hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ X, bà Dung đề nghị các ngành, các cấp tập trung thực hiện các chính sách, giải pháp hỗ trợ tác động đến nhu cầu tối thiểu của người nghèo, hộ nghèo và cận nghèo như hỗ trợ vay vốn ưu đãi, dạy nghề, tạo việc làm, an sinh xã hội…

“Người nghèo TP.HCM phải luôn giữ vững, tiếp tục phát huy ý thức, ý chí khát vọng tự vươn lên giảm nghèo một cách kiên trì và bền bỉ; tự tin đi vào cuộc chiến đấu giảm nghèo trong giai đoạn mới. Đây là điều kiện đủ để đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững”, bà Dung nhấn mạnh.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.