| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM thêm hệ thống xét nghiệm SARS-CoV-2 tự động

Thứ Tư 17/02/2021 , 18:34 (GMT+7)

Ngày 17/2, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) tiếp nhận viện trợ hệ thống xét nghiệm Real-time PCR tự động, trị giá 5,2 tỷ đồng.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM tiếp nhận hệ thống xét nghiệm tự động.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM tiếp nhận hệ thống xét nghiệm tự động.

Hệ thống máy xét nghiệm RT-PCR tự động Cobas 4800 đạt công suất 96 mẫu một lần, trả kết quả trong hai giờ.

Hiện HCDC có 5 máy xét nghiệm RT-PCR (giá khoảng 2,5 tỷ mỗi chiếc) phục vụ cho công tác xét nghiệm, tuy nhiên còn nhiều thao tác thủ công nên tốn thời gian, công sức của nhân viên y tế.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, việc tự động hóa xét nghiệm giúp tiết kiệm thời gian 30-40%, tăng năng suất, giảm nguy cơ phơi nhiễm cho nhân viên thực hiện. Hệ thống tự động này sẽ giúp nâng cao năng lực xét nghiệm tìm virus SARS-CoV-2 của TP.HCM.

Theo bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, nhờ chủ động xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 tất cả nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM đã phát hiện 35 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Qua đó, đã khoanh vùng, cách ly, truy vết, thực hiện nhanh công tác xét nghiệm với số lượng mẫu lớn, giúp khống chế thành công ổ dịch này.

Thời điểm sau Tết Nguyên đán, người lao động từ các tỉnh thành, đặc biệt những nơi nguy cơ cao như Hải Dương, Quảng Ninh đến TP.HCM tiếp tục làm việc, học tập, do đó nguy cơ lây nhiễm Covid-19 xâm nhập vào Thành phố là rất lớn.

Vì vậy, UBND TP.HCM, Sở Y tế TP.HCM xác định sẽ tăng cường lấy mẫu, đẩy nhanh xét nghiệm.

"Chỉ có xét nghiệm nhanh mới phát hiện sớm và khoanh vùng chống dịch có hiệu quả", bác sĩ Nam nói.

Theo HCDC, chiến lược xét nghiệm thần tốc chính là chìa khóa giúp cắt đứt chuỗi lây nhiễm tại sân bay Tân Sơn Nhất, giúp TP.HCM kiểm soát nhanh tình hình dịch trên địa bàn.

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, TP.HCM dự trữ đầy đủ các sinh phẩm, test kit xét nghiệm, phối hợp với các cơ quan y tế đóng trên địa bàn, đảm bảo năng lực xét nghiệm từ 30.000 đến 40.000 mẫu đơn trong 24 giờ.

Từ ngày 30/1 đến 16/2, TP.HCM thực hiện gần 40.000 mẫu xét nghiệm, có kết quả trong vòng 24 giờ để đáp ứng kịp với tốc độ truy vết, giám sát diện rộng.

Trong đó, ngành y tế TP.HCM đã lấy mẫu 1.570 F1, 1.376 F2 và 9.864 trường hợp tại các địa điểm liên quan đến các bệnh nhân Tân Sơn Nhất...

Trước đó, chiều 16/2, HCDC đã triển khai kế hoạch giám sát người từ vùng có Covid-19 đến TP.HCM, nhằm chủ động kiểm soát nguy cơ dịch bệnh xâm nhập.

Theo đó, người đến TP.HCM từ nơi có ổ dịch hoặc địa phương đang giãn cách xã hội sẽ phải cách ly tập trung 14 ngày, xét nghiệm SARS-CoV-2 bốn lần. Đồng thời, HCDC cũng xét nhiệm ngẫu nhiên đối với người đến Thành phố bằng các phương tiện giao thông công cộng.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm