| Hotline: 0983.970.780

Trang bị kỹ năng tự vệ trước 6 chủng của Covid-19

Thứ Tư 05/08/2020 , 21:38 (GMT+7)

Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam - Nguyễn Văn Kính cho biết, virus corona trên thế giới đã xác định 99 chủng, còn nước ta rất may chỉ xuất hiện 6 chủng.

Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính

Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính- Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam nhận định về đợt lây nhiễm thứ hai của Covid-19 tại Việt Nam: “Trong quá trình lan tràn trên toàn thế giới, Covid-19 luôn luôn biến đổi. Bản chất virus corona luôn có đột biến, vì vậy khó khăn ở chỗ là chúng ta xác định có những biến chủng mới. Hiện nay trên thế giới đã xác định được gần 99 chủng virus corona. Trong số đó, Việt Nam mới ghi nhận 6 chủng, như thế là còn rất may. Quan trọng nhất, chúng ta xác định biến chủng mới có độ lây lan mạnh hơn gấp nhiều lần, nhưng độc lực so với virus ban đầu không tăng lên. Hậu quả có thể rất nhiều người nhiễm Covid-19 nhưng chỉ 5% diễn biến thành nguy kịch”.

Đợt lây nhiễm thứ hai của đại dịch Covid-19 diễn biến quá nhanh. Từ ca dương tính với virus corona phát hiện tại Đà Nẵng, chỉ sau mười ngày, mọi trật tự cuộc sống đã thay đổi. Liên tục nhiều tỉnh thành ban hành biện pháp chặt chẽ nhất để khống chế cơn bùng phát Covid-19 trong cộng đồng. Bình tĩnh để chọn lấy một thái độ ứng phó hợp lý và hữu hiệu là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam hôm nay.

Khi chưa xác định được ca nhiễm F0, thì mọi dự đoán về mức độ hoành hành mới  của Covid-19 đều dựa trên cơ sở mong manh. Khoanh vùng đối tượng và tổ chức xét nghiệm trên diện rộng, là một giải pháp tích cực để tìm kiếm những mối họa tiềm ẩn. Tuy nhiên, quá trình ngăn chặn sự lây nhiễm của virus corona biến thể, hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức tự bảo vệ bản thân của mỗi người.

Phó Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng của Bộ Y tế, đưa ra lời khuyên cho hoàn cảnh hiện tại: “Khi người bệnh bị sốt, thì điều đầu tiên phải nghĩ ngay tới Covid-19 và đề nghị làm các xét nghiệm liên quan, chứ không chỉ nghĩ đến sốt xuất huyết hay cảm cúm. Có như thế, chúng ta mới không để lọt ca bệnh sốt 5-7 ngày, đi tới vài cơ sở y tế mà không được xét nghiệm phát hiện Covid-19”.

Ngành Y tế nước ta cho rằng viruc corona chủng mới nhiều khả năng thâm nhập từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Còn đại diện Tổ chức Y tế Thế giới - WHO đánh giá “virus corona được phát hiện tại Đà Nẵng tương tự như virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 lây lan ở các quốc gia khác vào tháng 7. Mặc dù có các đột biến xuất hiện trong chủng virus này nhưng không có lý do nào làm gia tăng lo ngại. Theo những dữ liệu hiện có, khả năng lây lan và độc lực của virus không thay đổi”.

Dung dịch sát khuẩn và đeo khẩu trang là hai vật dụng cần thiết để ngăn ngừa virus corona.

Dung dịch sát khuẩn và đeo khẩu trang là hai vật dụng cần thiết để ngăn ngừa virus corona.

Vậy cách nào nhận biết và đề phòng virus corona biến thể. Theo các chuyên gia đầu ngành, cần cẩn trọng quan sát và theo dõi thường xuyên các triệu chứng. Khi một người có nguy cơ nhiễm Covid-19 chủng mới thì có những biểu hiện gì? Ngày 1 đến ngày 3: triệu chứng giống bệnh cảm, viêm họng nhẹ, hơi đau. Không nóng sốt. Không mệt mỏi, vẫn ăn uống bình thường. Ngày 4: cổ họng đau nhẹ, người nôn nao, bắt đầu khan tiếng, nhiệt độ cơ thể dao động trên dưới 36,5 độ C, bắt đầu chán ăn, đau đầu nhẹ và tiêu chảy nhẹ. Ngày 5: đau họng, khan tiếng hơn, cơ thể hơi nóng, người mệt mỏi, cảm thấy đau khớp xương. Hãy lưu ý, giai đoạn này khó nhận ra là cảm hay là nhiễm corona. Ngày 6: bắt đầu sốt nhẹ, ho có đàm hoặc ho khan, đau họng khi ăn, nói hay nuốt nước bọt, mệt mỏi, buồn nôn, thỉnh thoảng khó khăn trong việc hít thở, lưng và ngón tay đau lâm râm, tiêu chảy có thể kèm theo nôn ói. Ngày 7: sốt cao hơn từ 37,4 đến 37,8 độ C, ho nhiều hơn, đàm nhiều hơn, tiêu chảy nhiều hơn, toàn thân đau nhức, nôn ói. Ngày 8: sốt gần mức 38 hoặc trên 38 độ C, khó thở hơn, mỗi khi hít thở cảm thấy nặng lồng ngực, hơi thở khò khè, ho liên tục, đàm nhiều, tắt tiếng, đau đầu và các khớp xương. Ngày 9: các triệu chứng không thêm mà trở nên nặng hơn, sốt tăng giảm lộn xộn, ho không bớt mà nặng hơn trước, dù cố gắng vẫn cảm thấy khó hít thở.

Tất nhiên, các triệu chứng sẽ thay đổi tuỳ theo sức đề kháng của từng người. Những đối tượng khỏe mạnh thì cần 10-14 ngày mới phát hiện, còn những người không khỏe mạng thì chỉ cần 4-5 ngày là vật vã với sự hành hạ của virus corona.

Mỗi gia đình có thể là một pháo đài chống dịch và mỗi người cũng là một chiến sĩ chống dịch. Các thao tác sau đây, nên được ghi nhớ để thực hiện, nếu chưa có điều kiện đến cơ sở y tế: Mỗi nhà chuẩn bị một cái thau đựng nước lạnh và nhiều khăn loại trung, chanh tươi cần luôn luôn có sẵn, dụng cụ đo nhiệt - mua loại bắn laser vào đầu rất rẻ hoặc que thủy ngân nếu có. Ngoài 3 thứ cần nêu trên thì luôn có sẵn nước uống cho bệnh nhân - rất cần thiết - chỉ uống nước và rau quả, đừng uống sô đa hay bia, rượu. Cần thêm thuốc ho và Tylenol.

Khi người bệnh bị mệt mỏi (rất mệt), khàn cổ vì ho (cổ rất đau) thì là lúc thân nhiệt bắt đầu tăng cao. Đưa bệnh nhân tới chỗ nằm thật thoáng. Cho uống ngay 1 ly nước lạnh (không cần đá). Người trợ giúp phải chú ý luôn đeo khẩu trang và làm thật nhanh: lấy khăn nhúng vào nước lạnh xếp lại đắp ngay lên đầu - cắt chanh làm đôi xoa hai bên cổ, hai bên hông và ngực. Lấy khăn lau người cho lạnh mát. Cơn nóng sẽ tồn tại khoảng 30 phút mỗi lần, đừng nản lòng, hãy cố gắng thay khăn lạnh trong mỗi 5 phút - thay khoảng 6 lần là cơn sốt sẽ qua - nhưng sẽ trở lại thường xuyên trong 3 ngày lên cơn. Đặc tính của virus corona biến thể là gây nóng nhanh trong vòng 3 ngày nhưng tới ngày thứ 4 là giảm dần.

Xem thêm
8 dấu hiệu nhận biết sớm ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt ở nữ giới. Dưới đây là 8 dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến giáp bạn nên lưu ý.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

Lợi ích của việc bổ sung cà rốt trong mùa đông

Cà rốt là loại rau củ quen thuộc trong bữa ăn gia đình, giàu dưỡng chất, tốt cho mắt, da, hệ tiêu hóa, đặc biệt hữu ích vào mùa đông.