| Hotline: 0983.970.780

Trang trại chăn nuôi lợn gây dựng lại cơ nghiệp bằng chăn nuôi gà

Thứ Ba 29/10/2024 , 09:44 (GMT+7)

YÊN BÁI Chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi mới, đảm bảo an toàn dịch bệnh, giảm chi phí chăn nuôi sẽ là tiền đề để trang trạng nuôi lợn vực dậy sau thiên tai.

Xã Tuy Lộc  (thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái) có 6 thôn có tới 5 thôn bị ngập lụt nặng. Bão số 3 đi qua, không chỉ cuốn trôi, làm hư hỏng nhiều tài sản, đồ dùng, vật dụng, nhà cửa, phương tiện đi lại của người dân trên địa bàn mà còn gây thiệt hại nặng nề về sản xuất nông nghiệp.

Sau hơn một tháng chúng tôi trở lại, dọc hai bên đường vào các thôn Bái Dương, Yên Thành của xã vẫn còn ngổn ngang bùn đất, người dân vẫn chưa thế khắc phục hết thiệt hại do bão gây ra.

Biết chúng tôi đến thăm, chị Phạm Phương Vinh, đại diện cho trang trại chăn nuôi lợn Hòa Bình Minh có mặt từ sớm để đón. Khác hẳn với lần gặp trước đó, lần gặp chị Vinh đã tươi cười khi trò chuyện, chị kể về những dự tính mới của trang trại.

Trước đó trang trại chăn nuôi với 10 dãy chuồng, 34 công nhân với quy mô 5.000 con lợn, trong đó có 500 lợn nái và gần 4.500 lợn thịt bị xóa sổ. Chỉ có gần 50 con lợn sống sót bán vớt vát được vỏn vẹn 55 triệu đồng. Chuồng trại chăn nuôi đổ nát ngổn ngang, ước tính thiệt hại gần 40 tỷ đồng.

Công tác dọn dẹp vệ sinh để chuyển đổi sang nuôi gà vẫn được trang trại chăn nuôi thực hiện. Ảnh: Hùng Khang.

Công tác dọn dẹp vệ sinh để chuyển đổi sang nuôi gà vẫn được trang trại chăn nuôi thực hiện. Ảnh: Hùng Khang.

Dẫn chúng tôi ra thăm trang trại, chỉ tay về phía dãy chuồng vừa được khôi phục chị Vinh cho biết. “Trang trại đang tính phương án cho thuê lại hoặc sẽ tái đàn theo quy mô nhỏ để từng bước khôi phục sản xuất, trước mắt sẽ tiến hành nuôi gà để có nguồn thu dịp Tết Nguyên đán sắp tới”.

Để có thể chuyển sang chăn nuôi gà, ngay sau bão, chị Vinh cùng các công nhân tập trung vào việc dọn dẹp vệ sinh bùn đất, thu dọn cây đổ. Đối với lợn chết, cán bộ thú y cơ sở đã đến kiểm đếm, rắc vôi bột, đào hố tiêu hủy theo đúng quy định.

Trước đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Yên Bái đã cử cán bộ đến trang trại để hướng dẫn cách khử trùng tiêu độc, rắc vôi bột, hướng dẫn chăm sóc, hỗ trợ tăng sức đề kháng, vacxin phòng bệnh đối với đàn gà vừa mới vào đàn.

Sau bão, trang trại cũng nhận được sự quan tâm của một số đơn vị, doanh nghiệp giúp hỗ trợ trang thiết bị, thuốc khử trùng để vệ sinh khu vực chuồng trại giúp đảm bảo an toàn dịch bênh.

Chị Vinh cho biết, dù trang trại đã nỗ lực khắc phục những thiệt hại mà bão gây ra, thế nhưng những dấu tích mà bão gây ra gần như vẫn còn nguyên vẹn, việc khôi phục lại đàn lợn phải mất thêm rất nhiều thơi gian. Trước mắt trang trại sẽ tập trung vào việc cải tạo, nâng cấp đường nước, điện nhằm thuận lợi cho việc chăm sóc gia cầm.

Từ chuồng trại chăn nuôi lợn đã được chủ trang trại chuyển đổi sang chăn nuôi gà. Ảnh: Hùng Khang.

Từ chuồng trại chăn nuôi lợn đã được chủ trang trại chuyển đổi sang chăn nuôi gà. Ảnh: Hùng Khang.

Với các dãy chuồng đã đảm bảo việc chăn nuôi, chị Vinh đã vào 500 con gà hiện gà đã đạt trọng lượng 400 - 500 gram, với chuồng trại vừa mới khắc phục xong chị đã cho vào 1.000 con gà.

Mỗi ngày ra nhìn đàn gà khỏe mạnh, lớn trông thấy chị Vinh đã không giấu được niềm vui sướng, bởi đây sẽ là lứa gà đầu tiên giúp mang lại thu nhập sau mấy nhiều tháng không có nguồn thu từ trang trại.

Chị Vinh cũng cho biết thêm, việc nuôi gà chỉ là giải pháp trước mắt để tạo công ăn việc làm cho công nhân, thời gian tới khi đã khắc phục xong chuồng trại thì vấn đề lớn nhất vẫn là vốn, bởi đến nay trang trại gần như không có vốn để tiếp tục vào lứa lợn mới bởi chi phí cao.

“Việc khôi phục cơ sở vật chất bị hư hỏng cũng là một vấn đề lớn đối với nhiều hộ chăn nuôi tại địa phương. Sau thiên tai, bà con không chỉ phải tập trung sửa chữa nhà cửa mà còn cần nguồn lực lớn để tái thiết chuồng trại. Tuy nhiên, khó khăn về tài chính đã khiến nhiều hộ gặp trở ngại trong việc vay vốn để đầu tư lại chăn nuôi”, ông Vũ Kim Việt, Bí thư xã Tuy Lộc. 

Xem thêm
Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nông dân Cao Phong chuyển đổi hàng ngàn bể phun thuốc vuông sang tròn

Hầu hết bể phun thuốc hình vuông sau một thời gian sử dụng đều bị nứt nhưng bể hình tròn thì không. Sáng kiến của ông Cường đã được hàng ngàn nhà vườn áp dụng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.