| Hotline: 0983.970.780

Trang trại heo VietGAHP kiểu mẫu

Thứ Năm 17/12/2015 , 07:11 (GMT+7)

Không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình, trang trại chăn nuôi heo của bà Lành Thị Chiều (ấp Thọ An, xã Bảo Quang, thị xã Long Khánh, Đồng Nai) còn thân thiện với môi trường.

Chỉ trong ít năm hoạt động, trang trại của bà Chiều đã được chứng nhận đạt chuẩn VietGAHP đầu tiên tại Đồng Nai.

Nằm tách biệt hoàn toàn khỏi khu dân cư, chung quanh được bao bọc bởi hệ thống cây cối rộng lớn và lớp tường ngăn cách chắc chắn, khu nuôi heo rộng tới 10 ha của bà Chiều được coi là trang trại quy mô bậc nhất thị xã.

Để vào phòng khách, chúng tôi phải đi quãng đường khá dài, đầy cây cối, tán lá rộng phủ kín đường. Đoạn đường của chúng tôi đi qua một số chuồng heo khá lớn, nhưng tuyệt nhiên không ngửi thấy mùi hôi do hệ thống chất thải được xử lý bằng hầm biogas.

Bà Chiều cho biết, thuở đầu tiên lập nghiệp, bà tá túc tại vùng Xuân Tân của Long Khánh và cũng chọn lựa chăn nuôi là nguồn kinh tế chính của gia đình. Hồi đó, chồng đi làm xa, một mình bà gánh vác việc trong nhà và làm chăn nuôi. Vốn ít, nhà cửa chật hẹp, bà chỉ dám nuôi hai con heo nái cho sinh sản cùng vài con heo thịt.

Năm đầu tiên, bà bán ra gần 2 tấn heo. Thời điểm đó là năm 2001, chồng tích cóp, vợ dành dụm, dần dà hai vợ chồng cũng kiếm được mảnh đất khá rộng nằm ngoài khu dân cư.

Ban đầu, vợ chồng bà lên kế hoạch trồng nhãn, bưởi, nhưng nhận thấy hiệu quả kinh tế không cao. Hơn nữa, chồng bà vốn giỏi tính toán, nhận thấy giá heo có chiều hướng lên, đã khuyên vợ cầm cố toàn bộ gia tài, sổ đỏ, dốc lực cho chăn nuôi heo. Nhờ đó, gia đình bà đã có được 50 heo nái, gần 300 con heo thịt.

Năm 2013, trang trại của bà Chiều được trao giấy chứng nhận VietGAHP. Hiện tại, trang trại có hơn 400 heo nái, hàng ngàn heo thịt và heo giống. Mỗi tháng, trang trại xuất bán 800 heo con, 500 heo thịt. Mỗi năm gia đình lợi nhuận vài tỷ đồng...

Nhiều đêm không ngủ, phần vì lo lắng cả gia sản có thể mất trắng chỉ trong một đêm, phần vì nhiều hôm thăm heo, thấy con bệnh, con bỏ ăn, lo lắng lại càng chất chồng. Dẫu vậy, nhờ chăm chỉ học hỏi từ những mô hình đi trước, cộng với việc tham khảo qua nhiều lớp tập huấn, tài liệu tham khảo, kỹ thuật nuôi heo của bà ngày càng thành thạo.

Từ năm 2005-2007, giá heo tăng cao, được coi là thời điểm vàng của chăn nuôi, gia đình bà trúng lớn. Không chỉ lấy lại toàn bộ gia tài đã cầm cố, gia đình còn dư một số vốn khá lớn, ổn định và phát triển chăn nuôi. Lúc này, cả hai vợ chồng quyết tâm mở rộng hơn nữa trang trại, xây dựng bài bản và có quy hoạch đàng hoàng.

Từ đó, gia đình bà bắt đầu bỏ vốn cải tạo chuồng trại, xây dựng hệ thống xử lý chất thải, hầm biogas, ao cá. Chất thải của heo được đưa vào hệ thống xử lý, chuyển hóa thành nguồn năng lượng biogas sử dụng trong sinh hoạt và hàng chục máy nổ, máy bơm nước đặt xung quanh trang trại. Nhờ đó, bà không chỉ tiết kiệm được một khoản tiền điện lớn, mà chất thải heo không đổ ra môi trường sống bên ngoài.

Để đảm bảo ngăn ngừa dịch bệnh, số công nhân làm trong trang trại chỉ được phép ra ngoài khi chủ cho phép; ngoài ra, mọi sinh hoạt được được thực hiện bên trong khuôn viên trang trại. Công nhân có đồ lao động bên ngoài riêng, trong chuồng riêng, khách muốn vào tham quan phải mang ủng, mặc áo cách ly được giặt sạch sẽ.

Để đảm bảo chỗ ăn ở cho người làm, bà xây những căn nhà nhỏ xung quanh trang trại với một số tiện nghi đáp ứng nhu cầu của đội ngũ công nhân...

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm