| Hotline: 0983.970.780

Trang trại nuôi giun quế cùng chăn nuôi khép kín, thu lãi cao

Chủ Nhật 27/01/2019 , 07:05 (GMT+7)

Với niềm tin và nghị lực, ông Tuấn đã biến vùng sản xuất lúa rộng 3ha thành trang trại tổng hợp nuôi giun quế, lợn, gà an toàn cho hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm từ trang trại đã có mặt tại nhiều cửa hàng nông sản an toàn tại Thanh Hóa.

Hẹn mãi chúng tôi mới gặp được ông Nguyễn Đình Tuấn, chủ trang trại chăn nuôi tổng hợp tại xã Đông Thanh (Đông Sơn, Thanh Hóa). Vừa mở cánh cửa chiếc xe ô tô đi giao hàng về, ông Tuấn kéo chúng tôi vào xem chuồng nuôi giun quế với vẻ hồ hởi: “Nuôi giun quế trong trang trại có nhiều lợi ích lắm. Nó vừa làm thức ăn cho vật nuôi và cũng đồng thời là một nhà máy xử lý phân hiệu quả nhất tôi từng thấy. Bản thân giun quế là một thức ăn chứa nhiều đạm và phân giun quế cũng rất tốt cho cây trồng”.

10-19-10_1
Ông Tuấn ví nuôi giun quế trong trang trại giống như xây dựng một nhà máy xử lý phân

Sau một ngụm trà, ông bắt đầu kể về cơ duyên đến với con giun quế. Vào năm 2016, sau một thời gian thu mua các mặt hàng nông sản xuất đi Trung Quốc, ông Tuấn quyết định vay vốn xây dựng trang trại chăn nuôi tổng hợp. Ông vào Nam, ra Bắc tham quan học hỏi nhiều mô hình nhưng thực sự có ấn tượng với một số mô hình nuôi giun quế trong các trang trại tổng hợp tại phía Bắc. Từ việc nuôi giun quế sẽ tạo ra nguồn thức ăn cho vật nuôi, xử lý phân giống như một nhà máy. Sản phẩm trang trại sẽ đảm bảo an toàn, bán được giá, khách hàng ưa chuộng.

Cánh đồng Nhâm (xã Đông Thanh) trước đây cơ bản chỉ sản xuất 1 vụ lúa, năng suất thấp, thường bị ngập úng vào mùa mưa. Ông Tuấn đã tích tụ, múc ao, tôn nền, xây dựng trang trại. Ông xây chuồng nuôi 150m2 giun quế, vừa để tiêu thụ hết lượng phân trâu bò, lợn vừa để lấy thức ăn cho gà. Gà và lợn sau một thời gian đầu cho ăn bằng thức ăn công nghiệp được ông cho ăn bằng thức ăn tự phối trộn. Cám ngô, gạo, hèm rượu, bột cá được ông ủ bằng men vi sinh làm thức ăn cho vật nuôi. Thời gian nuôi kéo dài, thường phải đến 6 - 7 tháng mới xuất chuồng nhưng với cách đi riêng của mình, các sản phẩm từ trang trại ông Tuấn đều bán được giá cao hơn so với thị trường.

10-19-10_2
Trước khi cho giun ăn, phân vật nuôi được ủ bằng men vi sinh

“Mỗi ngày tôi nấu gần 3 tạ gạo rượu. Phụ phẩm nấu rượu được trộn đều với cám ngô, gạo, bột cá, lên men cho lợn, gà ăn. Giá gà, lợn ở trang trại tôi bán theo địa chỉ và thường nhỉnh hơn giá thị trường trong khi chi phí đầu vào được giảm đến mức tối đa. Thực tế cho thấy, cho ăn bằng cách này vật nuôi đỡ dịch bệnh, thịt thơm ngon hơn. Giun quế là vật nuôi rất giàu đạm, mỗi tháng tôi cho gà ăn 4 - 5 lần nên chúng rất nhanh lớn”.

Theo ông Tuấn, trong trang trại, giun quế chẳng khác gì một nhà máy xử lý phân. Sau khi phân lợn, trâu bò được ngâm bằng men vi sinh, đủ thời gian sẽ được cho giun ăn. Giun vừa nhanh lớn lại tạo ra nguồn phân có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể sử dụng bón cho cây trồng hoặc bán cho khách hàng có nhu cầu với giá 2 triệu đồng/tấn.

10-19-10_3
Lợn nuôi bằng thức ăn tự phối trộn, ngâm ủ men vi sinh vừa giảm chi phí đầu vào vừa có giá cao hơn ngoài thị trường

Với việc tự phối trộn, ủ men thức ăn, nuôi giun dùng để làm thức ăn cho gà, tính ra trang trại của ông Tuấn tiết kiệm được khoảng 50% chi phí thức ăn chăn nuôi. Nhưng theo ông Tuấn, điều quan trọng nhất khi nuôi kết hợp giun quế trong trang trại là giúp giải quyết nguồn phân, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Sản phẩm từ cách chăn nuôi này được người tiêu dùng ưa chuộng.

Dù mới bắt tay vào làm trang trại nhưng với tính cách ham học hỏi, quyết tâm cao, chỉ sau hơn 2 năm thành lập, trang trại của ông Tuấn đã có doanh thu cao, ổn định, tạo công ăn việc làm cho 4 lao động với mức thu nhập bình quân trên 5 triệu đồng/người/tháng.

10-19-10_4
Gà nhanh lớn, thịt thơm ngon nhờ thi thoảng được cho ăn giun quế
“Tôi hợp đồng với một số cửa hàng nông sản an toàn để tiêu thụ khoảng 1,8 - 2 tấn gà/năm, 300 con lợn/năm. Nuôi theo cách này, có thể chưa thể phát triển đến mức sản lượng cao nhất có thể nhưng được cái đầu ra rộng, được giá; chi phí đầu vào lại thấp nên tính ra lãi ròng cao. Tổng doanh thu trang trại tôi đạt 1,4 tỷ đồng/năm; trong đó lãi ròng đạt 50%. Nhờ cách nuôi này mà trang trại tôi vượt qua thời kỳ bão giá như vài năm qua”, ông Tuấn chia sẻ.

 

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm