| Hotline: 0983.970.780

Tranh cãi vụ tàu ngầm Anh bị Nga bám đuổi ngoài khơi Syria

Thứ Hai 23/04/2018 , 19:23 (GMT+7)

Giới phân tích phương Tây cho rằng tàu ngầm Kilo Nga khó lòng theo dõi tàu ngầm hạt nhân Astute của Anh trong nhiều ngày liên tục.

Một tàu ngầm lớp Astute thử nghiệm hồi năm 2012. Ảnh: Wikipedia.

Tờ Sunday Times của Anh hôm 16/4 dẫn nguồn tin quân sự cho biết hai tàu ngầm lớp Kilo của Nga với sự hỗ trợ của hai tàu hộ vệ và một máy bay săn ngầm đã bám theo một tàu ngầm hạt nhân lớp Astute của Anh nhiều ngày trên Địa Trung Hải, ngay trước khi liên quân Mỹ không kích Syria. Tuy nhiên, giới chuyên gia quân sự vẫn tỏ ra hoài nghi với thông tin này, theo National Interest.

Việc tàu ngầm Anh không tham gia cùng các tàu chiến, máy bay Mỹ, Pháp phóng tên lửa tấn công Syria làm dấy lên đồn đoán rằng nó thực sự bị chiến hạm Nga đóng quân tại cảng Tartus, Syria theo dõi. Dù vậy, chuyên gia quân sự Michael Peck cho rằng rất khó để xác thực việc những chiếc Kilo Nga bám theo tàu ngầm Anh ngoài khơi Syria.

Vài ngày trước cuộc không kích của liên quân vào Syria, Nga cảnh báo sẽ bắn hạ mọi tên lửa được phóng ra, thậm chí là phương tiện khai hỏa chúng. Nhiều khả năng Moskva đã triển khai các lực lượng trên không và trên biển để phát hiện tàu ngầm liên quân ở Địa Trung Hải.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Astute có tốc độ và tầm hoạt động lớn hơn những chiếc Kilo, nhưng tàu ngầm Nga có lợi thế tàng hình dưới biển nhờ độ ồn thấp hơn nhiều, cho phép chúng bí mật bám sát đối thủ ở các vùng biển gần bờ.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tàu ngầm Nga có thể dễ dàng truy đuổi tàu ngầm của Anh. "Việc hai chiếc Kilo có thể liên tục giám sát tàu ngầm Astute rất đáng nghi ngờ", Bryan Clark, chuyên gia phân tích tại Trung tâm Đánh giá chiến lược và Ngân sách Mỹ (CSBA), nhận định.

Tàu ngầm Kilo Nga thử nghiệm trên biển. Ảnh: RBTH.

Theo ông Clark, tàu ngầm Kilo không được tối ưu cho nhiệm vụ chống ngầm và chỉ trang bị hệ thống định vị thủy âm (sonar) thế hệ cũ. Vai trò chủ yếu của nó là tấn công tàu mặt nước bằng tên lửa và ngư lôi, cũng như tấn công mục tiêu mặt đất bằng tên lửa hành trình. Ngoài ra, tàu ngầm diesel-điện như Kilo khó lòng theo kịp tàu ngầm hạt nhân trong nhiều giờ mà không phải nổi lên để sạc pin điện.

"Astute là lớp tàu ngầm hạt nhân có độ ồn thấp. Nếu những chiếc Kilo sử dụng sonar chủ động, họ vẫn có cơ may phát hiện được tàu ngầm Anh. Dù vậy, tàu ngầm Nga khó có thể định vị đối phương liên tục trong thời gian dài", chuyên gia Clark đánh giá.

Dù hải quân Nga và Anh thường xuyên theo dõi nhau ở khu vực Địa Trung Hải, đây là lần bám đuổi đầu tiên được công khai, giữa bối cảnh căng thẳng Moskva - London đang lên đến đỉnh điểm. "Việc này cho thấy khoảng cách trong công nghệ tàng hình giữa tàu ngầm phương Tây và Nga đã bị thu hẹp đáng kể so với thời Chiến tranh Lạnh", Nick Childs, chuyên gia hải quân tại Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế của Anh, nhận định.

Tuy nhiên, ông Childs cho rằng rất khó để xác thực về vụ bám đuổi này, bởi có thể còn nhiều lý do khiến Anh không phóng tên lửa từ tàu ngầm Astute trong cuộc không kích hôm 14/4.

(VnExpress)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm