| Hotline: 0983.970.780

Bộ NN-PTNT và UNDP đối thoại chính sách cấp cao

Trên 3,8 triệu ha rừng đã có cộng đồng cùng quản lý

Thứ Hai 29/08/2022 , 10:53 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh vai trò quan trọng của cộng đồng trong việc giám sát, quản lý và chia sẻ các giá trị tài nguyên thiên nhiên.

Ngày 26/8, Bộ NN-PTNT phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Đối thoại chính sách cấp cao về “Hợp tác Quản lý Bền vững Tài nguyên Thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu”. Đối thoại do Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, đồng chủ trì.

Phát biểu tại Đối thoại, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, “tài nguyên thiên nhiên vẫn đang có chiều hướng suy thoái, trong khi đó các cộng đồng địa phương - những người phụ thuộc nguồn sinh kế vào tài nguyên thiên nhiên địa phương - bị hạn chế tiếp cận và sử dụng những tài nguyên này. Do vậy, cần xem xét có những giải pháp tổ chức thực hiện khác như hợp tác quản lý/đồng quản lý hoặc quản lý cộng đồng để nhấn mạnh vào vai trò quan trọng của cộng đồng trong việc giám sát, quản lý và chia sẻ các giá trị tài nguyên thiên nhiên”.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tại Hội thảo Đối thoại chính sách cấp cao về “Hợp tác Quản lý Bền vững Tài nguyên Thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu”. Ảnh: Linh Linh.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tại Hội thảo Đối thoại chính sách cấp cao về “Hợp tác Quản lý Bền vững Tài nguyên Thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu”. Ảnh: Linh Linh.

Đồng quản lý, hợp tác quản lý nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Mở đầu phiên trình bày tại hội thảo, ông Nguyễn Quang Tân, Điều phối viên quốc gia, Trung tâm Nghiên cứu nông lâm quốc tế (ICRAF) đã làm rõ nội hàm khái niệm mô hình đồng quản lý, hợp tác quản lý và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới.

“Đồng quản lý là tình huống trong đó hai hoặc nhiều chủ thể xã hội thương lượng, xác định và đảm bảo với nhau sự chia sẻ công bằng về chức năng quản lý, quyền lợi và trách nhiệm đối với một diện tích, khu vực hoặc tập hợp tài nguyên thiên nhiên nhất định”. Đây là một cách tiếp cận có tính thích ứng và chia sẻ đa bên dựa trên quan điểm rằng quản lý tài nguyên thiên nhiên là một quá trình học và hoàn thiện hơn qua trải nghiệm.

Đồng quản lý có thể thực hiện với nhiều loại tài nguyên thiên nhiên. Một số ví dụ điển hình gồm: Rừng và đất rừng ở bang Andhra Pradesh (Ấn độ), đảo Palawan (Philippines); vườn quốc gia Vatnajökull (Iceland); sản xuất nông nghiệp với hệ thống boneh (Iran); thủy lợi và quản lý nước lưu vực hồ Encadenadas (Agrentina); đất chăn thả trên cao nguyên Loess (Trung quốc); tài nguyên biển ở khu dự trữ sinh quyển Sian Ka’an (Mexico); hay lĩnh vực thủy sản trên sông Mekong (Lào).

Đi sâu hơn vào khái niệm đồng quản lý là một số hình thái cụ thể. Ví dụ, “quản lý hợp tác” là sự hợp tác giữa cơ quan nhà nước, cộng đồng địa phương và các bên liên quan trong việc quản lý một khu vực hoặc loại tài nguyên thiên nhiên nào đó; “quản lý hợp tác thích ứng” tương tự như quản lý hợp tác, nhấn mạnh vào quá trình học hỏi gia tăng giá trị hợp tác; “lâm nghiệp xã hội/ lâm nghiệp cộng đồng” lấy cộng đồng làm chủ thể chính trong quản lý tài nguyên rừng; “quản lý rừng chung” là sự hợp tác giữa cơ quan lâm nghiệp nhà nước và cộng đồng địa phương trong việc quản lý rừng thuộc quản lý nhà nước; “lâm nghiệp hộ gia đình” là hình thức quản lý tài nguyên rừng bởi hộ gia đình.

Làn sóng thúc đẩy đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên gần đây là một xu hướng chuyển đổi nhằm tạo ra những hình thái quản trị hiệu quả và công bằng hơn, tuy nhiên hình thức đồng quản lý vẫn tồn tại một số thách thức trong bối cảnh hiện tại. Thời gian và nguồn lực dành cho xây dựng quan hệ đối tác và thương lượng thỏa thuận đồng quản lý là vấn đề yêu cầu sự cân nhắc kĩ lưỡng. Đi kèm với thách thức này là năng lực cần thiết của các bên tham gia để thúc đẩy tiến trình thương thảo, xây dựng kế hoạch và thỏa thuận đồng quản lý một cách hiệu quả. Hơn nữa, đồng quản lý không phải lúc nào cũng phù hợp hoặc khả thi. Trong một số trường hợp, đồng quản lý có thể làm ảnh hưởng tới tiến trình phân quyền trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. Quyết định thực hiện đồng quản lý không chỉ mang tính quản lý mà còn mang tính quản trị, thậm chí là chính trị.

Cùng cộng đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên

Trong quá trình tham gia Đối thoại, các đại biểu đã chia sẻ và trao đổi về một số mô hình do các đối tác phối hợp với Bộ và các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả. Các chuyên gia trong nước, quốc tế, địa phương và người dân trực tiếp tham gia trình bày và đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm đẩy mạnh, nhân rộng các mô hình đồng quản lý ra các địa phương khác.

Ông Abraham Guillen, Giám đốc Hợp phần Quản lý rừng bền vững - dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học, đã có những chia sẻ về “Mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CBFM)” - nằm trong Dự án VFBC do USAID tài trợ. Mô hình được triển khai trên 7 tỉnh, bao gồm Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị và Quảng Nam. Mô hình đã triển khai đa dạng các hình thức đồng quản lý. Cộng đồng nằm trong dự án nhận khoán bảo vệ rừng, nhận hợp tác quản lý rừng giao cho hộ gia đình, và quản lý những diện tích rừng được giao.

Tổng diện tích đất có rừng của mô hình CBFM đạt 3,837,754 ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm 2,783,211 ha. Ảnh: Dự án VFBC.

Tổng diện tích đất có rừng của mô hình CBFM đạt 3.837.754ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm 2.783.211ha. Ảnh: VFBC.

Trên địa bàn dự án, khoảng 1.731 cộng đồng nhận khoán từ Ban quản lý rừng đặc dụng/rừng phòng hộ để bảo vệ, và hưởng lợi từ khoảng 670.113ha trên địa bàn 7 tỉnh có dự án. Khoảng 3.500 cộng đồng (trong khoảng 10.000 cộng đồng vùng nông thôn miền núi sống gần rừng) hiện đang quản lý khoảng 478.019ha rừng được giao trên 7 tỉnh có dự án (chiếm khoản 48% diện tích rừng giao cho cộng đồng cả nước).

Ông Abraham Guillen nhận định CBFM là một cách đạt mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu và mục tiêu phát triển bền vững hiệu quả, chi phí thấp, đồng thời tăng cường quyền hưởng dụng đất cho cộng đồng sống dựa vào rừng, giảm mất rừng và suy thoái rừng. Với tiềm năng mang lại nền tảng cho việc thiết kế và quản lý cảnh quan bền vững, đa chức năng, CBFM đóng vai trò quan trọng trong những chiến lược và chương trình lâm nghiệp và phát triển KT-XH.

Liên quan đến lĩnh vực thủy sản, ông Huỳnh Quang Huy, Chủ tịch Hội Nghề cá Bình Thuận, đã chia sẻ về những kinh nghiệm và bài học về việc hỗ trợ, đồng hành cùng cộng đồng ngư dân trong phát triển sinh kế thông qua đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Tỉnh Bình Thuận đã xây dựng, vận hành được 3 tổ chức cộng đồng ngư dân tham gia đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại 3 xã Thuận Quý, Tân Thành, Tân Thuận theo mô hình Hội nghề nghiệp.

Mô hình đồng quản lý tăng cường sinh kế cho ngư dân. Ảnh: Tienphong.

Mô hình đồng quản lý tăng cường sinh kế cho ngư dân. Ảnh: TL.

Ông Huỳnh Quang Huy có một số đề xuất: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy định để tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện đồng quản lý; tăng cường năng lực cộng đồng thông qua ban hành chính sách hỗ trợ phát triển đồng quản lý; tăng quyền lợi, lợi ích của cộng đồng để khuyến khích ngư dân tham gia sâu rộng; nghiên cứu ban hành cơ chế quy định trách nhiệm/đóng góp của người hưởng lợi trực tiếp/gián tiếp trong khu vực đồng quản lý để duy trì hoạt động của tổ chức cộng đồng cùng tham gia; thúc đẩy xây dựng và triển khai Quỹ Bảo vệ nông lâm thủy sản, Quỹ cộng đồng; nghiên cứu, rà soát để có thể lồng ghép và gắn việc phát triển mô hình đồng quản lý với các chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững; xây dựng chương trình phát triển đồng quản lý trong bảo vệ nông lâm thủy sản.

Mô hình đồng quản lý cho thấy nhiều tác động tích cực: Thúc đẩy thực thi Luật Thủy sản 2017 vào thực tiễn; thúc đẩy ban hành các cơ chế, chính sách phát triển đồng quản lý; khích lệ các địa phương, cộng đồng ngư dân khác mạnh dạn áp dụng phương thức đồng quản lý; tăng cường sinh kế cho ngư dân, tạo cơ hội hướng đến phát triển các ngành dịch vụ, du lịch cộng đồng dựa vào hệ sinh thái, nguồn lợi đã được bảo tồn.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 1] Tính mạng trên hết

Phần lớn quãng đời của ngư dân gắn với biển. Biển cả mênh mông, trong khi bão tố rất bất thường, sinh mạng và tài sản của ngư dân luôn bị thiên tai đe dọa…

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.