Phương thức đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên còn nhiều bất cập. Trao kỷ niệm chương vì sự nghiệp NN-PTNT cho ông Michael John O'Leary. 47/52 doanh nghiệp gỗ khảo sát tại TP. HCM sụt giảm đơn hàng. Việt Nam đã chi 880 triệu USD nhập khẩu đậu tương.
PHƯƠNG THỨC ĐỒNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CÒN NHIỀU BẤT CẬP
Sáng 26/8, Bộ NN-PTNT phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc – UNDP tại Việt Nam tổ chức Đối thoại chính sách cấp cao về Hợp tác Quản lý Bền vững Tài nguyên Thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Theo Bộ trưởng BNN-PTNT Lê Minh Hoan, Việt Nam đã xây dựng các cơ chế, chính sách về hợp tác quản lý rừng, đồng quản lý chia sẻ quyền và trách nhiệm trong thủy sản, tuy nhiên việc thực hiện còn nhiều tồn tại, bấp cập Liên hợp quốc. Để phương thức hợp tác quản lý đạt hiệu quả, cần áp dụng một cách sâu rộng từ việc xây dựng định hướng phát triển, quy chế quản lý, đến các mô hình cụ thể với tôn chỉ “kêu gọi sự tham gia một cách có trách nhiệm của các bên liên quan để bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên”. Cùng với đó, rất cần sự tham gia của đối tác trong nước và quốc tế, các khu vực tư nhân và tham gia của người dân địa phương trên tiến trình này. Nhân dịp này, Liên hợp quốc Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã trao kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn" cho bà Caitlin Wiesen, trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, để cảm ơn và tôn vinh những đóng góp của bà cho ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua.
TRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ SỰ NGHIỆP NN-PTNT CHO ÔNG MICHAEL JOHN O’LEARY
Sáng 26/8, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức tiến Trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn" cho ông cho Ông “Michael John O’Leary” cố vấn cao cấp về bệnh dịch truyền nhiễm thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, Trong 8 năm làm việc và sinh sống tại Việt Nam, Ông Michael O’Leary luôn hỗ trợ Chính phủ Việt Nam về phòng ngừa các mối đe dọa bệnh lây truyền, kháng kháng sinh và người tiên phong hỗ trợ đa ngành trong việc tiếp cận Một sức khỏe về phòng chống bệnh dịch từ động vật sang người. Về phần mình, Ông Michael Jonhn O’Leary cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của các Bộ, ban, ngành và nhân dân Việt Nam trong trong 8 năm qua. Ông cũng cho biết thêm, dù trên bất kỳ cương vị nào, bản thân cũng sẵn sàng giúp đỡ ngành thú y nói riêng và ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung.
47/52 DOANH NGHIỆP GỖ KHẢO SÁT TẠI TP. HCM SỤT GIẢM ĐƠN HÀNG
Theo khảo sát do Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM thực hiện trên 52 doanh nghiệp trong tháng 7/2022, có tới 47 doanh nghiệp bị sụt giảm lượng đơn hàng. Đáng chú ý, có 14 doanh nghiệp bị sụt giảm tới 70-90%. Bên cạnh đó, có 32 doanh nghiệp ghi nhận sự sụt giảm về doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021. Trong số này, có 6 doanh nghiệp giảm mạnh 70-90% doanh thu. Theo các doanh nghiệp, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự sụt giảm là do khách hàng nhận định sai thị trường nên trong năm 2021-2022 đã đặt hàng nhiều hơn so với nhu cầu thị trường. Sau đó, tình hình lạm phát, chiến tranh, cước vận chuyển dãn tới không bán được hàng. Vì vậy, nhiều khách hàng tạm thời ngưng nhập, trì hoãn nhận hàng hoặc hủy những đơn hàng đã đặt từ mùa trước. Trước tình hình này, các doanh nghiệp đều mong muốn có cơ hội tiếp cận với khách hàng xuất khẩu và kết nối với những công ty khác, đồng thời mong muốn được hỗ trợ tăng cường quảng cáo thương hiệu cho các doanh nghiệp để mở thêm thị trường.
VIỆT NAM ĐÃ CHI 880 TRIỆU USD NHẬP KHẨU ĐẬU TƯƠNG
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 15 ngày đầu tháng 8, cả nước nhập khẩu 37.259 tấn đậu tương, kim ngạch đạt 27,76 triệu USD. Tính chung từ đầu năm đến 15/8, cả nước nhập khẩu 1.267.024 tấn đậu tương, kim ngạch 881,76 triệu USD. So với cùng kỳ 2021, lượng đậu tương nhập khẩu giảm 2,44%, tuy nhiên, kim ngạch tăng 19,34%. Về thị trường nhập khẩu, 3 cái tên dẫn đầu gồm: Brazil, Hoa Kỳ và Canada. Tính đến hết tháng 7, 3 thị trường chủ lực này chiếm đến 99,37% lượng đậu tương nhập khẩu của cả nước. Đáng chú ý, riêng thị trường Brazil chiếm đến 63,3% tổng lượng và chiếm 64,2% tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước trong cùng thời điểm với sản lượng 778.957 tấn, kim ngạch 548,48 triệu USD, tăng 41,93% về lượng và tăng 73,22% về kim ngạch so với cùng kỳ 2021.