| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung:

Triển khai Nghị quyết 68 nhanh, thiết thực, hiệu quả

Thứ Hai 16/08/2021 , 06:50 (GMT+7)

Đề nghị các địa phương triển khai nhanh, thiết thực và hiệu quả hơn Nghị quyết 68 của Chính phủ, nhất là quan tâm đến lực lượng lao động bị mất việc, ngừng việc.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung báo cáo tại Hội nghị. Ảnh: Đoàn Bắc.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung báo cáo tại Hội nghị. Ảnh: Đoàn Bắc.

Đó là một trong những ý kiến của Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung tại Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với một số địa phương triển khai Nghị quyết 30 của Quốc hội, Nghị quyết 86 của Chính phủ về việc thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và sơ kết một tháng thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng tại một số địa phương vừa diễn ra vào sáng 15/8.

Đảm bảo an sinh xã hội

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ sự quyết liệt thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ, cùng với các mục tiêu vừa phòng, chống dịch vừa sản xuất kinh doanh trong trạng thái tình hình mới và đặc biệt là việc đảm bảo an sinh xã hội không để người dân thiếu ăn, thiếu đói, thiếu mặc của các địa phương trong thời gian qua.

‘Sau thời gian triển khai, bước đầu đã đi đúng hướng, trong đó chúng ta đảm bảo chính sách an dân, đảm bảo an sinh cho người dân trong thời gian giãn cách’, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng, sau một tháng triển khai Nghị quyết 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tất cả các địa phương quyết liệt triển khai, đem lại hiệu quả tích cực.

Bộ trưởng nhấn mạnh: "Chúng ta đã thấy, đến nay đã có hàng chục triệu người dân được thụ hưởng chính sách; hàng triệu người lao động đã được hưởng hỗ trợ bằng tiền mặt và đặc biệt vừa qua đã có hàng triệu lao động tự do được hưởng chính sách rất linh hoạt từ các địa phương".

Lấy ví dụ một số tỉnh thành thực hiện tốt, Bộ trưởng chia sẻ: "Nhiều tỉnh, thành phố đã sáng tạo, mở rộng đối tượng thụ hưởng và tôi đánh giá rất cao kết quả của TP.HCM, Hà Nội và một số địa phương như Bình Dương, Đồng Nai…

Cụ thể như TP.HCM vừa qua đã triển khai xong gói 1, còn Hà Nội hôm qua đã bổ sung thêm chính sách mới một cách rất thiết thực, Bình Dương thì hỗ trợ thêm tiền nhà trọ cho người lao động. TP.HCM vừa qua hỗ trợ cho rất nhiều hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Tôi cho rằng các chính sách lần này đang đi rất đúng hướng.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng khẳng định, sự vào cuộc của cả xã hội từ miền Nam, miền Bắc, miền Trung, các nhà hảo tâm với tinh thần "ai có gì hỗ trợ đó" và đã có rất nhiều sáng tạo như: cây gạo ATM và đặc biệt là "túi an sinh xã hội"… là rất thiết thực, đảm bảo người dân không bị thiếu, không bị đói và yên tâm thực hiện Chỉ thị 16 "ai ở đâu, ở yên ở đó".

Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của mình, Bộ trưởng cho rằng có những địa phương thực hiện giãn cách thì làm tốt, nhưng một số địa phương còn chưa quan tâm đến vấn đề này, do đó việc hỗ trợ người dân, người lao động còn chậm, do đó vẫn còn tiếng kêu ca của người dân.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung đề nghị các địa phương triển khai nhanh hơn, cụ thể hơn, thiết thực hơn, hiệu quả hơn Nghị quyết 68, nhất là quan tâm đến lực lượng lao động bị mất việc, ngừng việc.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung đề nghị các địa phương triển khai nhanh hơn, cụ thể hơn, thiết thực hơn, hiệu quả hơn Nghị quyết 68, nhất là quan tâm đến lực lượng lao động bị mất việc, ngừng việc.

Quan tâm đến lực lượng lao động bị mất việc, ngừng việc.

Đặc biệt, Bộ trưởng nêu rõ, đối với việc hỗ trợ những lao động tự do đã và đang thực hiện tốt, còn lao động có giao kết hợp đồng đang ở trọ tại các khu vực còn chậm, nhất là công nhân, người lao động di chuyển về các địa phương.

"Đây là vấn đề tôi đề nghị các địa phương cần quan tâm. Và trong thời gian tới, tôi đề nghị các địa phương thực hiện tốt NQ số 68 và NQ số 86 của Chính phủ, trong đó tôi đồng tình với ý kiến đồng chí Bộ trưởng Y tế: "giãn cách xã hội là quan trọng, nhưng đảm bảo an sinh là trọng yếu, giảm tử vong do Covid-19 là ưu tiên".

Để các chính sách hỗ trợ được thực hiện tốt, thực sự đi vào cuộc sống, tại Hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị các địa phương triển khai nhanh hơn, cụ thể hơn, thiết thực hơn, hiệu quả hơn Nghị quyết 68, nhất là quan tâm đến lực lượng lao động bị mất việc, ngừng việc.

Nhấn mạnh về việc triển khai thực hiện "Túi dân sinh", Bộ trưởng đề nghị và báo cáo Thủ tướng riêng TP.HCM, từ việc triển khai thực hiện "Túi an sinh" cần thúc đẩy thực hiện "1 triệu túi an sinh", để người dân an tâm ở trong nhà, túi an sinh này các gia đình có thể sử dụng trong 1 tuần và đề nghị các cấp, ngành cùng hỗ trợ TP.HCM. "Đây là sáng kiến rất quan trọng"- Bộ trưởng khẳng định.

Và ngay trong ngày mai, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ LĐ-TBXH sẽ trình Thủ tướng xuất cấp hỗ trợ gạo cứu đói cho các địa phương gặp khó khăn do dịch Covid-19 từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung, miền Nam.

Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TBXH cũng sẽ trình Thủ tướng cho phép tháo gỡ Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg tối giản thủ tục hành chính, bỏ các quy định về thuế, đảm bảo để doanh nghiệp, người dân, tiếp cận vốn vay trả lương, cũng như phục hồi sản xuất sau dịch.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm