| Hotline: 0983.970.780

Triển vọng sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi trong nước

Thứ Năm 02/06/2022 , 08:30 (GMT+7)

Với nguồn nguyên liệu rất dồi dào, phong phú trong nước, Việt Nam có triển vọng từng bước chủ động sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.

Cấp thiết giảm phụ thuộc nhập khẩu

Mặc dù tham gia vào thị trường muộn nhưng ngành thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đã có bước phát triển với tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh.

Theo Cục Chăn nuôi, năm 2011, cả nước có 233 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, tổng công suất thiết kế đạt 16,1 triệu tấn, đến năm 2019 có 264 cơ sở, tổng công suất thiết kế đạt 40,5 triệu tấn.

Tính chung giai đoạn 2011 - 2019, số lượng cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng 13,1% (tương đương 1,48%/năm) nhưng công suất thiết kế đã tăng 151,6% (tương đương 16,8%/năm), trong đó số nhà máy thuộc doanh nghiệp nước ngoài chiếm tỉ lệ 32%.

Hiện chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm khoảng 65 - 70% giá thành sản xuất, nhưng Việt Nam đang bất lợi do phụ thuộc quá lớn vào nguyên liệu nhập khẩu. Ảnh: Nguyễn Thành.

Hiện chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm khoảng 65 - 70% giá thành sản xuất, nhưng Việt Nam đang bất lợi do phụ thuộc quá lớn vào nguyên liệu nhập khẩu. Ảnh: Nguyễn Thành.

Hiện sản lượng sản xuất thức ăn chăn nuôi trong cả nước không ngừng gia tăng. Cụ thể, năm 2011, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 11,5 triệu tấn, đến năm 2019 đã tăng lên 19 triệu tấn. Với mức tăng trưởng này, Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 trên thế giới và số 1 trong khu vực ASEAN về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

Bên cạnh đó, công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam cũng ngày càng phát triển. Phần lớn các dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi được đầu tư thuộc thế hệ mới và có xuất xứ từ các nước có nền công nghệ tiên tiến như Châu Âu, Hoa Kỳ.

Hiện, khoảng 80% số lượng cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có dây chuyền sản xuất tự động, bán tự động; chất lượng và an toàn thực phẩm ngày càng được nâng cao.

Theo dự báo, ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang được đánh giá có nhiều tiềm năng, sẽ tiếp tục thu hút các nguồn vốn đầu tư để mở rộng về quy mô, sản lượng cũng như số lượng doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, thời gian qua, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới tăng mạnh đã có tác động lớn tới giá thức ăn chăn nuôi của Việt Nam. Nguyên nhân chính do dịch bệnh Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu thức ăn như ngô, đỗ tương, lúa mỳ. Hiện chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm khoảng 65 - 70% giá thành sản xuất. Giá thức ăn chăn nuôi tăng khiến lợi nhuận của người nuôi bị giảm mạnh. Trong khi đó, phần lớn lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của nước ta vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu, nhất là các phụ gia thức ăn chăn nuôi.

Chăn nuôi Việt Nam còn kém sức cạnh tranh do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thức ăn nhập khẩu. Ảnh: VC.

Chăn nuôi Việt Nam còn kém sức cạnh tranh do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thức ăn nhập khẩu. Ảnh: VC.

Để hạ giá thành, nâng cao cạnh tranh cho ngành chăn nuôi Việt Nam, yêu cầu tất yếu là phải giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nhất là các phụ gia thức ăn chăn nuôi.

Để hiện thực hóa định hướng này, cần có cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ việc tận dụng các loại phụ phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản để sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi.

Bên cạnh đó, cần khuyến khích doanh nghiệp và người chăn nuôi áp dụng KH-CN, nhất là ứng dụng công nghệ trong sản xuất và quản lý để giảm chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi; cải tiến, nâng cao chất lượng con giống trong chăn nuôi để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm đầu ra. Đồng thời, xúc tiến nghiên cứu, thu hút đầu tư vào công nghiệp sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi tại nước ta.

Triển vọng sản xuất trong nước

Năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 700.000 tấn phụ gia thức ăn chăn nuôi, thức ăn bổ sung, tương đương 1 tỷ USD. Mặc dù là nước nông nghiệp nhưng nước ta hiện chưa chủ động sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi mà còn phụ thuộc vào các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, châu Âu, Mỹ. Trong khi nguồn nguyên liệu trong nước rất dồi dào, phong phú và đa dạng.

Trước hạn chế này, hiện một số doanh nghiệp trong nước cũng đang xúc tiến nghiên cứu, hợp tác đầu tư nhằm sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi ngay tại nước ta để giảm dần sự phụ thuộc vào nhập khẩu, trong đó, Công ty Cổ phần TVOne Việt Nam là một trong những doanh nghiệp tiên phong.

Vừa qua, Công ty TVOne đã tổ chức tọa đàm “Giải pháp đột phá về sản xuất phụ gia từ chiết xuất thực vật tại Việt Nam”. Chương trình được tổ chức với mục đích giới thiệu và chia sẻ về những đột phá trong sản xuất phụ gia từ chiết xuất thực vật như ứng dụng sâm báo, tinh dầu và chiết xuất thực vật trong sản xuất thức ăn bổ sung cho vật nuôi.

Đại diện Công ty Cổ phần TVOne giới thiệu sản phẩm phụ gia thức ăn chăn nuôi với lãnh đạo Cục Chăn nuôi. Ảnh: Nguyễn Thành 

Đại diện Công ty Cổ phần TVOne giới thiệu sản phẩm phụ gia thức ăn chăn nuôi với lãnh đạo Cục Chăn nuôi. Ảnh: Nguyễn Thành 

Tọa đàm có sự tham dự của lãnh đạo Cục Chăn nuôi cùng các đại diện của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Đây được xem là hướng đi táo bạo, mới mẻ mà TVOne Việt Nam kết hợp với các viện nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài nước, ứng dụng chuyển giao công nghệ châu Âu. Mục tiêu của TVOne là hướng đến ngành nông nghiệp không thuốc kháng sinh và hóa chất; phát triển nông nghiệp hữu cơ, tự chủ về công nghệ nhằm cung ứng những giải pháp tốt nhất cho ngành công nghiệp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và khu vực.

TVOne cho biết sẽ đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và nhà máy tách chiết các sản phẩm phụ gia trong thức ăn chăn nuôi từ thực vật với 98% nguyên liệu thảo dược trong nước như sâm báo, sâm dương, atisô, cây tầm bóp, bồ công anh, cỏ lào… cùng 20 loại tinh dầu được các bên tham gia đầu tư, dày công nghiên cứu.

Ông Nguyễn Đức Phương, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần TVOne Việt Nam cho biết, Công ty đã quy hoạch vùng trồng nguyên liệu và giám sát chặt chẽ theo tiêu chuẩn VietGAP. Hoạt động này một phần giải quyết các vấn đề bỏ hoang đất trồng của nhiều khu vực, giúp nông dân có thêm thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống.

"Đặc biệt với máy móc thiết bị hiện đại nhập khẩu 100% từ châu Âu, Công ty sẽ sử dụng công nghệ tách chiết thực vật hoạt chất đơn để sản xuất phụ gia thay thế kháng sinh, từ đó tăng năng suất trong chăn nuôi, phục vụ các nhà máy sản xuất thức ăn, trại chăn nuôi trong và ngoài nước", ông Phương cho biết.

Các sản phẩm phụ gia thức ăn chăn nuôi được tách chiết từ thực vật với 98% nguyên liệu thảo dược của Công ty Cổ phần TVOne phân phối. Ảnh: Vũ Cường.

Các sản phẩm phụ gia thức ăn chăn nuôi được tách chiết từ thực vật với 98% nguyên liệu thảo dược của Công ty Cổ phần TVOne phân phối. Ảnh: Vũ Cường.

Theo ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, ngành chăn nuôi Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong thời gian qua, song cũng phải đối mặt nhiều khó khăn như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, áp lực cạnh tranh quốc tế, tăng giá nguyên liệu đầu vào thức ăn chăn nuôi…

“Ở Việt Nam, thức ăn công nghiệp chiếm khoảng 70% nhu cầu thức ăn chăn nuôi, 30% người chăn nuôi tận dụng thức ăn sẵn có hoặc phối trộn. Hiện cả nước có 225 cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung. Loại thức ăn này chiếm tỷ trọng không lớn trong thức ăn công nghiệp nhưng vai trò quan trọng. Nhu cầu thức ăn bổ sung cho chăn nuôi là rất lớn song còn rất thiếu”, ông Thắng cho biết.

Cũng theo Cục trưởng Cục Chăn nuôi, trong năm 2022, giá thức ăn tăng cao, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng, vì vậy, việc nghiên cứu sản phẩm mới, công thức mới, tăng giá trị, nâng sức cạnh tranh sản phẩm chăn nuôi Việt Nam là yêu cầu cấp thiết, là định hướng hiện tại và tương lai cho chăn nuôi Việt Nam, đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm kháng sinh trong chăn nuôi, phát triển chăn nuôi bền vững và tiến tới hội nhập quốc tế.

Với nhiều thuận lợi phát triển các loại dược liệu trong nước, việc nghiên cứu tách chiết, sản xuất các sản phẩm dược liệu làm phụ gia, thức ăn bổ sung sử dụng trong chăn nuôi không chỉ hạn chế sử dụng kháng sinh mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là hướng đi lợi thế nước ta, tạo sinh kế cho nông dân, giúp ngành chăn nuôi nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, phát triển bền vững.

Năm 2021, cả nước sử dụng gần 33 triệu tấn thức ăn tinh, trong đó thị trường trong nước chỉ cung cấp gần 13 triệu tấn (gần 4%) nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho chế biến thức ăn chăn nuôi, còn lại phải nhập khẩu. Trong nhóm nguyên liệu, thức ăn tinh (ngô, mỳ, cám, tấm, sắn..) chiếm 65% (24 triệu tấn), thức ăn đạm (đạm thực vật, động vật) chiếm 27% (8,5 triệu tấn).

Xem thêm
Dồn lực tiêm vacxin phòng bệnh dại trên chó, mèo

Trước diễn biến bệnh dại trên người có chiều hướng gia tăng, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra văn bản chỉ đạo đảm bảo tỷ lệ tiêm vacxin đạt trên 80% tổng đàn chó, mèo.

Sapoche Mexico chịu được mặn 5 - 6‰, hiệu quả gấp 3 lần giống bản địa

TIỀN GIANG Ông Trần Văn Khả (ấp Đông Hòa, xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) là nông dân tiên phong ở địa phương trồng giống sapoche Mexico cho hiệu quả kinh tế cao.

'Cải lão hoàn đồng' cho cây bưởi ra quả ngon, sai lúc lỉu

HƯNG YÊN Bằng kỹ thuật cắt tỉa và ghép đoạn cành, ông Tuấn đã 'cải lão hoàn đồng' thành công hàng trăm cây bưởi già cỗi thành những cây quả sai lúc lỉu, chất lượng thơm ngon.

Bình luận mới nhất