Báo Nông Nghiệp

Thứ Hai, 7/4/2025 8:9 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Triều cường dâng cao, hạn chế đi lại trong vườn cây tránh đất bị nén

Thứ Năm 13/10/2022 , 15:37 (GMT+7)

ĐBSCL Nhiều ngày qua nước lũ từ thượng nguồn đổ về cộng thêm mưa lớn kết hợp với triều cường lên nhanh khiến hàng trăm ha vườn cây ăn trái ở ĐBSCL bị ngập nước.

Hàng chục hecta vườn cây ăn trái ở Đồng Tháp bị ngập nước từ 5-30cm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hàng chục hecta vườn cây ăn trái ở Đồng Tháp bị ngập nước từ 5-30cm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có khoảng 45.000 ha vườn cây ăn trái. Những ngày qua theo ghi nhận của phóng viên tại các địa phương có diện tích trồng cây ăn trái lớn như: huyện Lấp Vò, Lai Vung, Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh đều bị ngập nước từ 5-30cm ở các vườn trồng xoài, cóc, mít, nhãn, cam, ổi, sầu riêng, quýt. Đa số vườn cây này chưa có đê bao bảo vệ hoặc đê bao thấp, không kiên cố. Nhiều nhà vườn rất lo lắng vì nước ngập sâu sẽ làm cho cây ăn trái bị vàng lá, thối rễ, cây suy yếu dần rồi chết nếu không có biện pháp cứu chữa kịp thời và hiệu quả.

Gần cả tuần qua, gia đình ông Lê Văn Tẩu, ở xã Định Hòa, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đứng ngồi không yên vì khu vườn trồng trên 5 công quýt đường, đang cho trái đã bị ngập nước hết cả vườn. Ông Tẩu cho biết, gần 10 năm nay vào mùa lũ ở ĐBSCL thường rất thấp, mặc dù vườn nhà của ông luôn có đê bao cao khá an toàn, nên các năm trước không bị ngập sản xuất cây ăn trái đảm bảo thắng lợi vào cuối năm. Tuy nhiên năm nay nước lên quá nhiều làm ông chở tay không kịp, mặt dù 2 cái máy dầu trực chiến bơm tác 24/24 mà không kịp. Bên cạnh đó việc mua xăng dầu với giá cao còn bị giới hạn về số lượng. 

Vườn quýt đường 5 công của gia đình ông Lê Văn Tẩu, ở xã Định Hòa, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) nhiều ngày qua bị ngập nước nặng từ 5-30cm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vườn quýt đường 5 công của gia đình ông Lê Văn Tẩu, ở xã Định Hòa, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) nhiều ngày qua bị ngập nước nặng từ 5-30cm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cách đó không xa vườn cam xoàn 4 công của ông Nguyễn Bá Thi đang ra bông chuẩn bị cho thị trường vụ tết, nhưng cả tuần nay vườn cam của gia đình ông Thi chìm trong biển nước lũ. Ông Thi cho biết: Tính từ đầu mùa đến nay chi phí bỏ vào vườn cam xoàn gần 60 triệu, bị nước lũ tràn vào vườn, nên rất lo là sắp tới cam sẽ bị thối rễ, vàng lá ảnh hưởng năng suất về sau. Nếu trường hợp xấu nước ngâm lâu không rút, cộng mưa nhiều nữa sẽ ảnh hưởng chết cây gây thiệt hại nặng nề cho nông dân chúng tôi.

Ông Lê Quốc Điền, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, theo đánh giá con nước rằm tháng 9 âm lịch năm nay về sớm và cao hơn từ 20 - 30 cm so với cùng kỳ năm 2021 nên bà con sản xuất nông nghiệp trên địa bàn trở tay không kịp nhất là vườn cây ăn trái và hoa màu. Còn diện tích canh tác lúa thu thu đông hay xuống giống vụ đông xuân 2022-2023 không bị ảnh hưởng, bởi vì đa phần canh tác trong đê bao an toàn.

Ông Lê Quốc Điền, khuyến cáo nếu cây bị ngập nước lúc cây đang mang trái, có biểu hiện vàng lá thì bà con nông dân nên nhanh chóng tỉa bỏ quả để cứu cây. Thường cây bị ngập nước khiến cho rễ bị thiếu oxy đối với một số loại cây ăn trái rất dễ “mẫn cảm” khi ngập nước như cây cóc, cây mít, sầu riêng. Vì vậy, bà công nông dân cần hạn chế đi lại trong vườn để tránh làm cho đất nén dẽ, ảnh hưởng tới bộ rễ của cây. Khi nước rút, nhà vườn cần chú ý hiện tượng lừng phèn, nên bón phân lân để ổn định độ pH trong đất. Sau khoảng 1 tháng cho cây phục hồi, nhà vườn cung cấp các loại phân hữu cơ hay vô cơ để cây phát triển.

Nhiều vườn sầu riêng ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ bị ngập nước gây thiệt hại và ảnh hưởng năng suất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhiều vườn sầu riêng ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ bị ngập nước gây thiệt hại và ảnh hưởng năng suất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Còn tại TP Cần Thơ, theo thống kê của ngành nông nghiệp, tính đến nay có 2.179,9 ha diện tích cây ăn trái bị ngập do đợt triều cường tập trung tại huyện Cờ Đỏ và quận Ô Môn, Thốt Nốt. Tại quận Thốt Nốt có 18,35 ha rau màu bị ảnh hưởng do triều cường. Trong đó diện tích rau màu bị thiệt hại từ 30-50% là 3,22 ha và thiệt hại từ 80-100%.

Đối với diện tích lúa thu đông còn khoảng 10 ngàn ha diện tích chưa thu hoạch, chủ yếu trong giai đoạn chắc xanh đến chín, sinh trưởng và phát triển tốt tập trung tại huyện Vĩnh Thanh đã được bao đê nên không ảnh hưởng bởi triều cường.

Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV TP Cần Thơ cho biết: Hiện nay đỉnh triều cường đang vượt mức báo động III, vì vậy các nhà vườn cần chủ động bơm tác và ra sức bảo vệ đê bao thật an toàn.

Đối với các vườn cây ăn trái hay rau màu nào chưa ngập nước không chủ quan cần xây dựng các đê bao gia cố để đề phòng. Vì thủy triều trong những ngày tới còn diễn biến phức tạp, cần đề phòng là chính nên không được chủ quan. 

Theo bà Hiếu, cái khó hiện nay nông dân đang đợi nước rút và tích cực bơm nước ra, tuy nhiên tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ việc mua xăng, dầu để bơm nước ra gặp khó khăn. 

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Quảng Bình: Gần 1.500ha lúa bị nhiễm sâu bệnh

Tính đến đầu tháng 4, toàn tỉnh Quảng Bình đã có gần 1.500ha lúa xuân bị nhiễm sâu bệnh.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Công nghệ tự động đo khí nhà kính phát thải trên ruộng lúa

THÁI BÌNH Dự án hợp tác với Đan Mạch của Viện Môi trường Nông nghiệp mở ra triển vọng xây dựng hướng dẫn cụ thể để tối ưu hóa năng suất, chất lượng cây trồng.

Bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản ở Thanh Hóa

Thanh Hóa ngăn chặn, tiến tới cấm khai thác hủy diệt để bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất