| Hotline: 0983.970.780

Triệu phú từ một đàn vịt

Thứ Hai 08/02/2010 , 10:40 (GMT+7)

Tôi về xã Diên Điền, Diên Khánh, Khánh Hòa, gặp một trong 10 nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của tỉnh năm qua. Đó là anh Phan Tiến...

Tôi về xã Diên Điền, Diên Khánh, Khánh Hòa, gặp một trong 10 nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của tỉnh năm qua.

Đó là anh Phan Tiến, với kì tích từ tay trắng trở thành chủ trang trại, thu nhập mỗi năm trên 150 triệu đồng. Những ngày cuối năm này, trang trại của anh rất đông người làm vì phải thu hoạch chôm chôm, đu đủ, ớt… để cung cấp cho thị trường gần Tết. Anh cũng vậy, bận rộn chạy hết đầu này đầu kia để phụ giúp anh em.

Thấy tôi đến anh vui mừng chào đón rất thân mật. Để có cơ ngơi vững chắc như ngày nay, anh Tiến đã trải qua không biết bao nhiêu gian khổ, từng thất bại đắng cay trong công việc rồi đứng lên làm lại từ đầu. Được biết, trước năm 1998, nghề chính của anh là thợ mộc, cái nghề mà hễ buông dùi đục ra là coi như đói. Phải vất vả làm liên tục từ sáng tới chiều nhưng chẳng khá nổi lên. Khi Nhà nước triển khai chương trình trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, anh như thức tỉnh, xung phong đăng kí. Với diện tích được nhận là 2ha, cùng chút ít tiền hỗ trợ cho người trồng rừng, anh bắt tay lao vào làm việc hăng say, chăm sóc, tái tạo rừng.

Rừng mà anh trồng lúc này chủ yếu là bạch đàn, một loại cây lâu thu hoạch, giá trị thấp, đầu ra không ổn định. Do đó, hết chu kỳ bạch đàn, anh chuyển hướng sang làm vườn. Mọi chuyện bắt đầu từ đây. Nhiều người tưởng anh chuyển hướng làm ăn gì ghê gớm ai ngờ anh lại có ý nghĩ điên rồ, đưa vịt ở đồng bằng lên núi nuôi. Lúc đó, những người hàng xóm cứ xôn xao rằng anh hơi hâm hâm, vịt nuôi đồng bằng còn khó huống chi trên núi. Khi đã chuẩn bị chuồng trại, anh liền lùa 500 con vịt đẻ lên nuôi. Khó khăn nhất là nước cho vịt, anh ra sức bắt đường ống dẫn từ con suối Lồ Ồ, chặn dòng, quây lưới cho vịt ở. Hằng ngày, vượt 15 km xuống cảng cá Vĩnh Lương mua tôm, cá về cho vịt ăn. Vịt cũng không phụ anh, cứ đẻ đều liên tục, sáng ra lượm trứng đưa ra chợ bán thu nhập khá nên khổ mấy cũng vui. Rồi nhờ quả trứng vịt đã giúp anh làm nên chuyện.

Tiền bán trứng vịt anh đầu tư trồng cây ngắn ngày. Rồi cây ngắn ngày tiếp tục “nuôi” cây dài ngày mà anh áp dụng rất hiệu quả. Khi một số cây ngắn ngày như bầu bí, khổ qua thu hoạch, trung ngày như đu đủ cho thu nhập ổn định, anh Tiến liền chấm dứt nuôi vịt, chuyển sang đầu tư một số cây lâu năm như xoài, chôm chôm, xà cừ… Anh cho biết: “Hai mốc quan trọng giúp tôi vươn lên thoát nghèo là vịt và giống đu đủ Nông Hữu. Giống đu đủ này năng suất rất khá, một cây có khoảng 50 quả, mỗi ngày tôi kiếm hơn 200 ngàn đồng. Nhờ vậy mà tôi đầu tư làm ăn mở rộng, thử nghiệm trồng nhiều thứ khác...”. Anh đưa tôi đi xem một vòng trang trại, nào xoài cao sản, chôm chôm nhãn, đu đủ, rừng xà cừ trên 3 năm tuổi...

Hiện nay, trang trại của anh là mô hình không xa lạ trong huyện, phủ kín 1.000 gốc xà cừ, 200 gốc xoài cao sản, 1.000 gốc chuối, 500 gốc đu đủ Nông Hữu, 100 gốc chôm chôm… đã cho thu hoạch nhiều năm nay. Ngoài ra, anh còn có 1 mẫu diện tích lúa nước.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Chủ quan khi cho rằng chó, mèo nhà nuôi không bị bệnh dại

Nhiều người nuôi chó, mèo tại Long An vẫn còn rất chủ quan, thiếu hiểu biết về bệnh dại khi cho rằng chó, mèo nhà nuôi không bị bệnh dại.

Cây mía Cù Lao Dung tìm lại thời vàng son

Sóc Trăng Giá mía khởi sắc, niềm tin của chính quyền và người dân, sự quyết tâm của doanh nghiệp tạo điều kiện đưa cây mía Cù Lao Dung về lại thời vàng son.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.