| Hotline: 0983.970.780

Trình Quốc hội đồ án quy hoạch thủ đô Hà Nội 2030 tầm nhìn 2050

Thứ Tư 02/06/2010 , 19:37 (GMT+7)

Ngày 2/6, Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đã trình QH đồ án quy hoạch thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050.

ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội)

Ngày 2/6, Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đã trình QH đồ án quy hoạch thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050.

Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân khẳng định: Để thực hiện tầm nhìn xây dựng thủ đô Hà Nội là thành phố xanh, văn hiến, văn minh và hiện đại, đồ án đã đưa ra 10 chiến lược, theo đó phấn đấu tối thiểu dành 70% diện tích mở rộng dành cho không gian mở; phát triển các đô thị vệ tinh hiện đại để hạn chế việc di dân vào trung tâm; bảo tồn khu vực nội thành…Xây dựng trục Thăng Long, Trung tâm hành chính quốc gia tại Ba Vì.

Tổng kinh phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật từ nay đến 2030 là 60 tỷ USD, trong đó giao thông là 33,3 tỷ. Đến năm 2050 vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật sẽ tăng thêm 29,9 tỷ USD, trong đó giao thông 16,8 tỷ. Giai đoạn từ nay đến năm 2020 sẽ hoàn thành vành đai 3, 4, đường Láng – Hòa Lạc, QL32, tuyến cầu Nhật Tân – Nội Bài, Thăng Long – Nội Bài, trục Thăng Long, xây dựng mạng lưới giao thông công cộng metro, hạ tầng công nghiệp, dịch vụ thương mại đầu mối trên đường vành đai 4, ĐH Quốc gia, bước đầu di dời y tế, giáo dục…

Ủy ban Kinh tế cho rằng đồ án quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 cần tiếp tục tổ chức tốt việc tiếp thu các ý kiến đóng góp để hoàn thiện và nâng cao chất lượng của đồ án, mặt khác cần tiếp tục đánh giá sâu hơn nữa thực trạng công tác quy hoạch và tình hình thực hiện các quy hoạch đã có, thực trạng KT-XH ở các vùng nông thôn của Hà Nội, Hà Tây cũ và các địa giới trước khi sáp nhập…

Một số ý kiến cho rằng vì tổng số vốn đấu tư lớn vì vậy cần được tính toán kỹ, phải căn cứ vào những nội dung công việc cần phải làm để đạt mục tiêu của quy hoạch, không phải căn cứ vào những nội dung có thể làm được...

Về Trung tâm hành chính quốc gia mới, có ý kiến cho rằng nếu đặt Trung tâm hành chính quốc gia ở Ba Vì thì không phù hợp cả về mặt yếu tố lịch sử, văn hóa và quốc phòng an ninh, do vậy cần làm rõ cơ sở quy hoạch Trung tâm hành chính quốc gia tại Ba Vì, trong khi Trung tâm chính trị vẫn ở khu Ba Đình. Ý kiến khác đề nghị không nên tách biệt Trung tâm hành chính quốc gia khỏi Trung tâm chính trị vì cho rằng chỉ có một Trung tâm hành chính và chính trị quốc gia.

Về trục Thăng Long, Ủy ban Kinh tế cho rằng cần làm rõ ý nghĩa và sự cần thiết xây dựng trục Thăng Long, nhất là cần đặt trong quy hoạch các trục giao thông chính song song và gần với trục Thăng Long.

Xem thêm
Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nghề cói Kim Sơn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1150/QĐ-BVHTTDL đưa nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

[Bài 2] Bức panorama lớn nhất Việt Nam và mối tình Điện Biên của hai nghệ sỹ

Năm 1961, diễn viên trẻ Ngọc Lan tình cờ gặp họa sỹ Ngô Mạnh Lân ở Moscow. Cuộc gặp gỡ định mệnh gắn kết hai nghệ sỹ nhờ mối nhân duyên với Điện Biên Phủ.