| Hotline: 0983.970.780

Trong ấm, ngoài mới êm

Chủ Nhật 08/01/2012 , 14:58 (GMT+7)

An ninh thế giới năm 2011 được đánh dấu bởi sự kiện nổi bật nhất – các cuộc biểu tình được phương Tây mệnh danh hoa mỹ là “Mùa xuân Arập”. “Làn gió mùa xuân” ấy quét qua, chỉ để lại hiện trạng bạo loạn và phân rã.

An ninh thế giới năm 2011 được đánh dấu bởi sự kiện nổi bật nhất – các cuộc biểu tình được phương Tây mệnh danh hoa mỹ là “Mùa xuân Arập”. Được Mỹ và phương Tây cổ vũ rất mạnh mẽ, xem đó là “cuộc cách mạng dân chủ” tại một vài quốc gia Trung Đông và Bắc Phi. “Làn gió mùa xuân” ấy quét qua, chỉ để lại hiện trạng bạo loạn và phân rã.

Các cuộc biểu tình “Mùa xuân Arập” được phát động đầu tiên vào tháng 12/2010 tại thủ đô Tunis, Tunisia. Sau sự kiện một thanh niên tên Mohamed Bouazizi tự thiêu ở thành phố Sidi Bouzid, miền Trung Tunisia, vì nghèo đói, thất nghiệp, hàng ngàn người dân đã xuống đường phản đối chính phủ của Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali.  

Làn sóng biểu tình "Mùa xuân Arập" năm 2011 đã làm thay đổi cục diện an ninh khu vực Trung Đông và Bắc Phi

Ngày 14/1/2011, sau gần một tháng biểu tình phản đối, Tổng thống Ben Ali đã buộc phải thoái vị và chạy sang Arập Xêút sống lưu vong. Sau Tunisia, làn sóng biểu tình lan sang Ai Cập, bắt đầu vào ngày 25/1/2011 và kéo dài trong 18 ngày, bạo loạn đụng độ với cảnh sát và an ninh khiến hàng chục người chết, dẫn đến việc Tổng thống Hosni Mubarak từ chức vào ngày 18/2/2011.

Ngay sau Ai Cập, Yemen (26/1) và Syria (27/1) đồng loạt chứng kiến cảnh người dân ùn ùn xuống đường. Trước đó, làn sóng biểu tình “Mùa xuân Arập” đã lan sang Kuwait và Jordan (14/1), Oman (17/1). Đầu tháng 2/1011 đến Marocco và Bahrain (14/2). Ngay cả Arập Xêút cũng không tránh khỏi những đợt biểu tình nhỏ trong tháng 1 và 2/2011 nhưng quốc gia giàu dầu mỏ nhất thế giới này đã nhanh chóng dập tắt và ngăn chặn làn sóng biểu tình một cách hiệu quả. Nói một cách tóm tắt, “Mùa xuân Arập” như một đám cháy lan khắp khu vực Trung Đông và Bắc Phi. 

Vậy, các cuộc biểu tình “Mùa xuân Arập” ấy đã mang lại những kết quả gì? Đã để lại những bài học gì về an ninh cho khu vực Trung Đông và Bắc Phi, cũng như nhiều nơi khác trên thế giới?

Bài học lớn nhất của các biểu tình “Mùa xuân Arập” tại Trung Đông và Bắc Phi chính là không những không giải quyết được vấn đề cốt lõi của những quốc gia trong khu vực này mà còn gây ra thêm nhiều bất ổn về an ninh chính trị, an ninh kinh tế và nhiều vấn đề xã hội khác. Một số nhà phân tích đã chỉ ra rằng, động lực làm cho các cuộc biểu tình bùng phát tại một loạt quốc gia Trung Đông và Bắc Phi chính là nghèo đói, lạm phát giá lương thực, thất nghiệp, tham nhũng, bất công và mất tự do.

Khoảng cách quá xa giữa tầng lớp trên chuyên quyền độc đoán với tầng lớp dưới là người nghèo, thành phần lao động, tầng lớp trí thức trẻ bị tước mất cơ hội thỏa mãn khát vọng vươn lên đã làm nảy sinh mâu thuẫn gay gắt, dễ nảy sinh xung đột và có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Nên nhớ rằng, nguyên nhân châm ngòi cuộc biểu tình ở Tunisia xuất phát từ việc anh chàng bán hàng rong nghèo khổ Mohamed Bouazizi, nuôi 8 miệng ăn, lại còn bị cảnh sát tịch thu phương tiện mưu sinh tối thiểu khiến cho gia cảnh bị đẩy vào đường cùng. Bouazizi tuyệt vọng và chọn phương án tự thiêu để phản kháng.

“Mùa xuân Arập” đã làm thay đổi mạnh mẽ bản đồ địa chính trị, mở ra một thời kỳ mới đầy bất ổn cho toàn khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Một số quốc gia rơi vào thế chống chọi với nguy cơ xung đột tôn giáo, sắc tộc (như Ai Cập, Libya, Yemen), một số khác bị mất đồng minh, không còn đủ mạnh để đối đầu với những “đối thủ” trong khu vực (Arập Xêút, Iran, Syria). Không những thế, “Mùa xuân Arập” còn tạo ra hiệu ứng lan truyền, làm cho nhiều nơi trên thế giới người ta cứ “rục rịch” muốn học hỏi “Mùa xuân Arập” để thể hiện quan điểm, chính kiến của mình, để bày tỏ sự phản đối trước những vấn đề mình không hài lòng. Những cuộc biểu tình ở Malaysia (tháng 7/2011), Israel và Palestine (tháng 9 và 10/2011), Nga sau cuộc bầu cử đầu tháng 12/2011 vừa qua, và gần nhất là tại thành phố Zhanaozen thuộc tỉnh Mangystau, miền Tây Kazakhstan vào trung tuần tháng 12/2011 chính là dấu hiệu ảnh hưởng lan truyền của “Mùa xuân Arập”.

Các nhà lãnh đạo một thời ở Trung Đông và Bắc Phi nay không còn nữa do "Mùa xuân Arập". Từ trên xuống: Ben Ali (Tunisia), Hosni Mubarak (Ai Cập), Muammar Gaddafi (Libya) và Ali Abdullah Saleh (Yemen)

Và hiệu ứng lan truyền này ngày càng nguy hiểm hơn khi có sự trợ giúp đắc lực của phương tiện truyền thông hiện đại là điện thoại di động và Internet với các mạng xã hội đang ngày càng trở thành diễn đàn giao lưu, trao đổi và huy động lực lượng vô cùng hiệu quả. Chính công nghệ cao đã giúp cho “Cách mạng hoa nhài” ở Quảng trường Tahrir nhanh chóng lan rộng, huy động lực lượng quá đông đảo buộc Tổng thống Mubarak phải nhượng bộ mà từ chức. Và cũng chính phương tiện công nghệ cao đã tạo diễn đàn để lực lượng đối lập huy động lực lượng, tung tin giả gây hỗn loạn an ninh tại Syria.

Một đặc điểm chung của tình hình bất ổn tại các quốc gia có biểu tình “Mùa xuân Arập” là có sự giật dây từ bên ngoài, cụ thể là Mỹ và phương Tây. Ban đầu, Mỹ và phương Tây tỏ ra rất dè dặt, theo dõi xem “chuyện gì đang xảy ra”. Nhưng không lâu sau đó, họ đã nhanh chóng chớp lấy cơ hội “thổi lửa vào đám cháy” để biến cục diện từ biểu tình phản đối chuyển sang xung đột nội chiến. Hãy thử nhìn lại tình hình ở Libya và Yemen, Syria hiện nay để thấy một mô thức can thiệp giống hệt nhau.

Giới phân tích cho rằng “Mùa xuân Arập” đã biến tướng thành công cụ thao túng chính trị hiệu quả của phương Tây, cụ thể là khối quân sự NATO. Từ “Mùa xuân Arập” đã xuất hiện một chính sách can thiệp mới của Mỹ và một kịch bản can thiệp mới của NATO khi muốn “thay đổi chế độ” tại các quốc gia của những nhà lãnh đạo đối nghịch, bị xem là “thù địch”. Libya đã trở thành “tấm gương” điển hình nhất cho chính sách và kịch bản can thiệp mới của Mỹ và NATO. Trong kịch bản đó, “Mùa xuân Arập” được thổi bùng lên, biến thành màn kịch “nội chiến”, NATO lấy cớ can thiệp, đồng thời vận động ngoại giao để xin “lá bùa” Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, sau đó sử dụng sức mạnh quân sự hỗ trợ từ bên ngoài để các lực lượng nổi dậy bên trong tấn công chính phủ.

Các phương tiện truyền thông phương Tây biện giải rằng, tầng lớp thanh niên, giới trí thức trẻ sành điệu về công nghệ thông tin và điện tử đã đóng vai trò quan trọng trong “Mùa xuân Arập” và rằng vai trò đó đã dần dần lụi tàn do chính trị truyền thống trong khu vực còn mạnh trong khi tầng lớp thanh niên chưa đủ độ chín để phá vỡ truyền thống đó. Thực ra, đúng là tầng lớp trẻ Trung Đông là những người xông xáo đi đầu trong các cuộc biểu tình “Mùa xuân Arập”, nhưng sự xông xáo đó không được tổ chức bài bản, không có sự lãnh đạo đúng đắn của một tổ chức có quy củ và nhất là không có định hướng chính sách rõ ràng. Tầng lớp thanh niên Trung Đông hiện đại có tri thức cao, sành điệu về công nghệ chỉ là thứ trang sức nguy hiểm khi sự nông nổi của tuổi trẻ là yếu tố quan trọng để phương Tây lợi dụng và biến họ thành những quân cờ vô cùng hiệu quả trong ván bài mang tên “Mùa xuân Arập”.

“Mùa xuân Arập” đã kéo dài đúng một năm. Điều đáng buồn là kết quả của “mùa xuân” ấy, những vấn đề cốt lõi như kinh tế khó khăn, thất nghiệp, lạm phát, thiếu đói… không những không được giải quyết mà còn trầm trọng thêm. Vì các cuộc biểu tình, xung đột vũ trang kéo dài suốt gần trọn năm đã làm trì trệ nhiều hoạt động kinh tế, công ăn việc làm, đời sống vốn đã khó khăn càng khó khăn hơn. Đó là chưa kể một số ngành kinh tế quan trọng như khai thác dầu mỏ, du lịch, thương mại, xuất nhập khẩu… bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hậu quả tất yếu chính là tỉ trọng tăng trưởng của các quốc gia “Mùa xuân Arập” bị tụt giảm ít nhất 2 điểm phần trăm trong năm qua.

Ai Cập là một trong những nơi phát động “Mùa xuân Arập” nhưng lại đang chứng kiến một kịch bản không như mong muốn, trong đó những người từng xuống đường tràn ngập Quảng trường Tahrir lại tiếp tục xuống đường, máu lại tiếp tục đổ, thêm hàng chục người chết vì đụng độ với lực lượng quân đội đang cố bám lấy quyền lực. Đúng như giới chuyên gia đã cảnh báo từ trước, những “đám cháy” ở Trung Đông một khi đã được “đốt” lên sẽ khó lòng dập tắt.

(Theo An ninh Thế giới)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm