| Hotline: 0983.970.780

Trồng cây ăn quả: Thay đổi thói quen, hái quả ngọt lành

Thứ Ba 26/10/2021 , 11:47 (GMT+7)

Hàng năm, Syngenta Việt Nam tập huấn cho hơn 300.000 lượt nông dân về kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng, canh tác cây ăn quả an toàn bền vững.

Nông dân tìm hiểu về cách sử dụng đồ bảo hộ lao động.

Nông dân tìm hiểu về cách sử dụng đồ bảo hộ lao động.

Những năm gần đây, các loại cây ăn quả của Việt Nam vừa đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ nội địa, vừa đạt mức tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu.

Để tiếp tục "hái quả ngọt" từ mặt hàng này, việc xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi cung ứng an toàn và quản lý dịch hại hiệu quả chính là bí quyết để phát triển bền vững.

Từ việc thay đổi thói quen

Việt Nam có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi, với khoảng 70% dân số làm nghề nông nên có tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất và xuất khẩu mặt hàng rau quả.

Tính đến nay, Việt Nam có khoảng 1,05 triệu ha cây ăn quả, sản lượng hơn 12,6 triệu tấn, trong đó, xoài đạt 814,8 nghìn tấn, thanh long đạt 1,242 triệu tấn, bưởi đạt 779,3 nghìn tấn… Ngoài ra, cả nước có 1.749 vùng trồng quả tươi được cấp mã số xuất khẩu, 1.200 mã số cho cơ sở đóng gói quả tươi xuất khẩu.

Sản phẩm cây ăn quả đã bước đầu chinh phục những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Australia, New Zealand...

Các địa phương có thế mạnh về phát triển cây ăn quả đang hướng đến mô hình sản xuất theo chuỗi cung ứng an toàn, trong đó chú trọng đầu tư xây dựng và vận hành chuỗi giá trị sản xuất, cung ứng chế biến, tiêu thụ và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.

Nhiều vùng chuyên canh, vựa cây ăn quả lớn phục vụ xuất khẩu, cho giá trị rất cao đã được hình thành tại nhiều khu vực trên cả nước như ở Đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre…), khu vực Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và nhất là sự chuyển biến nhảy vọt của các vựa cây ăn quả lớn tại vùng Trung du miền núi phía Bắc như Sơn La, Bắc Giang.

Tuy nhiên, tại nhiều nơi, việc phát triển  trồng cây ăn quả theo hướng bền vững còn nhiều thách thức bởi kết nối chuỗi giá trị còn lỏng lẻo và thói quen sản xuất nhỏ lẻ, theo kinh nghiệm, chưa tuân thủ quy trình quản lý dịch hại an toàn hiệu quả dẫn đến lạm dụng thuốc BVTV; không trang bị bảo hộ lao động khi dùng thuốc; vỏ bao bì thuốc còn vứt bừa bãi ngoài vườn ruộng…

Syngenta - công ty hàng đầu trong lĩnh vực thuốc BVTV - luôn tiên phong cung cấp giải pháp quản lý dịch hại tiên tiến đảm bảo người nông dân được tiếp cận và ứng dụng các công nghệ vào thực tiễn canh tác một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Tập huấn sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả trên cây sầu riêng.

Tập huấn sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả trên cây sầu riêng.

Hàng năm, Syngenta tập huấn cho hơn 300.000 lượt nông dân về kỹ thuật và hướng dẫn  sử dụng thuốc BVTV, riêng dự án “canh tác cây ăn quả an toàn bền vững” đã có hơn 4.000 lượt nông dân tham gia.

Để hỗ trợ cho các vùng sản xuất cây ăn quả có giá trị xuất khẩu nâng cao năng lực trong quản lý, sử dụng thuốc BVTV hướng đến xây dựng vùng sản xuất an toàn, Syngenta Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng tại các tỉnh trọng điểm về cây ăn quả (Long An, Tiền Giang, Lâm Đồng, Bình Thuận, Hà Nội, Hải Dương, Sơn La…) triển khai Chương trình sử dụng thuốc BVTV an toàn, trách nhiệm, hiệu quả trên các diện tích trồng nhãn, thanh long, vải, sầu riêng, xoài… 

Ngoài hướng dẫn bà con sử dụng thuốc BVTV, Syngenta cũng phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng của các địa phương triển khai những chương trình hướng dẫn kỹ thuật canh tác, phun trình diễn các sản phẩm thuốc BVTV.

Các hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng, tính an toàn về dư lượng thuốc BVTV trên sản phẩm hoa quả, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, đồng thời giúp cho các vùng sản xuất tạo được uy tín trên thị trường.

Trong quá trình hướng dẫn, Syngenta còn trao tặng hơn 11.000 đơn vị bảo hộ lao động (áo, mũ, kính bảo hộ, khẩu trang, găng tay chống hóa chất, áo phun thuốc) cho bà con, tạo cho bà con thói quen sử dụng đồ bảo hộ lao động để giữ an toàn khi canh tác.

Vườn giải pháp của Syngenta.

Vườn giải pháp của Syngenta.

Hiệu quả thực tế

Là một nông dân tham gia chương trình hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả của Syngenta, anh Trần Quang Tá – nông trồng sầu riêng ở Đăk Lăk cho biết: "Trước đây, nông dân chúng tôi thường hỏi nhau cách dùng thuốc BVTV, rồi tự chia sẻ kinh nghiệm cho nhau mà chẳng theo hướng dẫn nào cả. Thế nên, nhiều khi vừa tốn thuốc mà hiệu quả lại không như ý muốn. Từ khi được hướng dẫn canh tác, tôi đã thay đổi thói quen sử dụng thuốc và kết quả khá bất ngờ. Các vườn sầu riêng đẹp mã, chất lượng, rất sạch và an toàn. Nhờ đó, sản phẩm bán được giá, tiêu thụ thuận lợi, thu nhập tăng, đời sống của chúng tôi khấm khá hẳn lên”.

Chia sẻ niềm vui với anh Tá, ông Lê Văn Thành – Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Đăk Lăk cho biết: "Chúng tôi rất coi trọng và đánh giá cao các chương trình tập huấn về sử dụng thuốc BVTV do Syngenta tổ chức. Các sự kiện của Syngenta luôn có sự tham gia của Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh, Phòng Nông nghiệp, Trạm Trồng trọt và BVTV, UBND các huyện, xã... thể hiện sự đồng thuận và ủng hộ nhiệt tình của các cấp quản lý địa phương đối với hoạt động này. Nhìn vào sự hào hứng của bà con khi tham gia chương trình và hiệu quả thực tế mà chương trình mang lại, chúng tôi luôn mong muốn có nhiều buổi tập huấn hơn nữa để nâng cao kiến thức sử dụng thuốc BVTV”.

Lãnh đạo nhiều địa phương khẳng định việc tập trung phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa mang tính bền vững góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Có được thành công này là nhờ sự chung tay phối hợp của ngành chức năng, bà con nông dân cũng như sự hỗ trợ của các doanh nghiệp lớn ở lĩnh vực nông dược, trong đó có Syngenta Việt Nam.

"Hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị và hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn và có trách nhiệm luôn là vấn đề được Syngenta đặc biệt coi trọng và thực thi bởi chúng tôi luôn cam kết và mong muốn mang lại sức khỏe và an toàn cho mọi thành phần trong xã hội. Đây cũng chính là việc hiện thực hóa các cam kết của Chương trình Phát triển Bền vững của Syngenta toàn cầu tại Việt Nam, bà Lê Thị Khánh Hòa, Giám đốc Quản trị bền vững - Công ty TNHH Syngenta Việt Nam.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.