| Hotline: 0983.970.780

Trồng cây thức ăn cho bò sữa ở Hà Giang

Thứ Năm 30/07/2015 , 08:11 (GMT+7)

Trồng cỏ gắn với phát triển chăn nuôi là chương trình lớn của tỉnh Hà Giang nhằm khắc phục tình trạng thiếu thức ăn thô xanh cho gia súc vào mùa khô. 

Nhiều cơ chế chính sách đã được tỉnh ban hành nhằm hỗ trợ người chăn nuôi phát triển trồng cỏ.

Hà Giang hiện có 17.709,9 ha cỏ, năng suất bình quân từ 50 - 80 tấn/ha/năm, sản lượng 800.000 - 1.416.000 tấn/năm.

Về cơ cấu giống cỏ, các địa phương đã đưa vào trồng các giống Goatemala, cỏ voi, cỏ VA06... sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với khí hậu, đất đai của tỉnh. Thời vụ trồng từ tháng 4 - 8 hàng năm.

13-27-56_covoi
Nhờ chính sách phát triển cây thức ăn cho gia súc, nhiều hộ chăn nuôi thoát nghèo

Từ những chính sách hỗ trợ cụ thể của tỉnh đã thúc đẩy việc trồng cỏ phục vụ chăn nuôi, góp phần hạn chế thiếu hụt thức ăn thô xanh cho gia súc mùa đông; giải phóng sức lao động của người chăn nuôi do không phải lên rừng hái lá cây cho gia súc ăn, đồng thời khắc phục tình trạng thả rông gia súc.

Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển trồng cỏ như:

+ Hỗ trợ phát triển trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi trâu, bò tại các huyện thuộc vùng 30a, được hỗ trợ một lần với mức 4 triệu đ/hộ/ha theo QĐ số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Hỗ trợ phát triển trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi trâu, bò tại các huyện không thuộc vùng 30a là 2 triệu đ/hộ/ha theo Đề án số 167/ĐA-UBND, ngày 21/12/2011, Đề án phát triển chăn nuôi gắn với thâm canh (giai đoạn 2011-2015).

+ Hỗ trợ hộ nghèo và cận nghèo theo QĐ 352/QĐ-UBND ngày 3/3/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt phương án hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo chưa có trâu bò để phát triển chăn nuôi trâu, bò sinh sản với mức hỗ trợ 2 triệu đ/hộ.

Mặc dù có nhiều chính sách hỗ trợ song việc trồng cỏ gặp nhiều khó khăn do thời tiết, khí hậu khắc nghiệt vào mùa đông (khô hạn, nhiệt độ xuống thấp) làm cây cỏ phát triển chậm hoặc chết. Vì thế nhiều diện tích phải trồng đi trồng lại nhiều lần.

Bên cạnh đó, trình độ canh tác của người dân chưa cao, đặc biệt là việc chăm sóc, thu hoạch nên năng suất, sản lượng còn thấp. Điều kiện kinh tế của người chăn nuôi còn mang tính tận dụng, việc áp dụng biện pháp dự trữ thức ăn cho gia súc qua đông còn hạn chế, dẫn đến tình trạng thừa thức ăn thô xanh về mùa mưa và thiếu về mùa khô...

Thời gian tới, Hà Giang tiếp tục thực hiện việc mở rộng diện tích trồng cỏ trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 trồng từ 22.000 - 25.000. Tập trung phát triển các giống cỏ như Goatemala, cỏ voi, VA06...

Tỉnh sẽ xây dựng mô hình thí điểm chuyển đổi diện tích đất trồng ngô kém năng suất sang trồng cỏ để phát triển chăn nuôi tại các 5 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc Yên Minh, Quản Bạ, Xín Mần, với diện tích chuyển đổi là 75,5 ha, sau đó đánh giá hiệu quả của mô hình rồi mới cho nhân ra diện rộng. Đồng thời, chỉ đạo các huyện, thành phố hướng dẫn hộ chăn nuôi trâu, bò tận dụng các diện tích đất hiện có của gia đình như đất hàng rào, đất bìa rừng, bờ nương hoặc dưới tán rừng để trồng cỏ phục vụ chăn nuôi đại gia súc...

Hà Giang là tỉnh miền núi cao có khí hậu khắc nghiệt, trình độ chăn nuôi còn hạn chế, điều kiện kinh tế còn khó khăn, nguồn ngân sách tỉnh phụ thuộc vào ngân sách TƯ tới 90%.

Để tiếp tục thực hiện chương trình trồng cỏ phục vụ chăn nuôi, tỉnh đề nghị TƯ hỗ trợ chính sách trồng cỏ làm thức ăn hăn nuôi để người dân có cơ hội thoát nghèo.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Hà Nội có 124 cơ sở được cấp mã số vùng trồng với 794 ha

Mã số vùng trồng được cho là phương pháp quản lý tận gốc chất lượng nông sản, tuy nhiên câu chuyện thực hiện và giám sát nó hiện vẫn còn nhiều khó khăn.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.