| Hotline: 0983.970.780

Trồng chanh dây hữu cơ hướng đến xuất khẩu

Thứ Sáu 08/10/2021 , 08:26 (GMT+7)

Chanh dây là cây trồng không mới đối với nông dân, nhưng trồng theo hướng hữu cơ đang mở ra hướng đi mới giúp sản phẩm đạt chất lượng và tăng thu nhập.

Ông Mai Vũ Linh bên vườn trồng chanh dây hữu cơ. Ảnh: Ngọc Trinh.

Ông Mai Vũ Linh bên vườn trồng chanh dây hữu cơ. Ảnh: Ngọc Trinh.

Chanh dây (chanh leo) đang được trồng số lượng lớn ở những vùng đất cao, khí hậu mát mẻ, như Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk... Vì chăm sóc theo quy trình hữu cơ ngay từ khâu xuống giống nên chi phí đầu tư cao hơn so với thông thường.

Bình quân 1ha chanh dây gồm các khoản như cây giống, hệ thống tưới tiết kiệm, trụ, dây kẽm, thuê nhân công chăm sóc từ khi xuống giống đến thu hoạch khoảng 200 triệu đồng. Sau khi trồng khoảng 4,5 - 5 tháng, chanh cho thu hoạch, đạt năng suất từ 100 - 120 kg trái/cây.

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, chanh dây cho trái đẹp, hương thơm nồng, vị chua ngọt, năng suất tốt. Ưu điểm của loại cây này là cho thu hoạch quanh năm, thời gian kéo dài 4 - 5 năm mới bỏ đi trồng mới. Đặc biệt, trong quá trình chăm sóc chỉ cần cắt tỉa những cành già cỗi.

Ông Mai Vũ Linh ở xã Hneng, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai trồng 1ha chanh dây cho biết: Để vườn chanh dây sinh trưởng và phát triển tốt, ông luôn tuân thủ các quy trình chăm sóc từ việc tưới tiêu, bón phân đến phòng trừ sâu bệnh.

Ông Linh còn lắp đặt hệ thống tưới nước trực tiếp vào gốc, tưới vừa đủ không để ngập úng. Để phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, ông Linh sử dụng chế phẩm sinh học SEA được chiết xuất từ thảo dược giúp cải tạo môi trường đất, tạo sự cân bằng của sinh vật, vi sinh vật trong đất. Từ đó làm hạn chế sâu, bệnh có nguồn gốc từ đất.

Chanh dây trồng khoảng 4,5 - 5 tháng sẽ cho thu hoạch, đạt năng suất từ 100 - 120kg trái/cây. Ảnh: Ngọc Trinh.

Chanh dây trồng khoảng 4,5 - 5 tháng sẽ cho thu hoạch, đạt năng suất từ 100 - 120kg trái/cây. Ảnh: Ngọc Trinh.

Ông Linh chia sẻ thêm về kinh nghiệm quan trọng trồng chanh dây hữu cơ, trước nhất muốn cây chanh dây phát triển khỏe mạnh, ông thường phun chế phẩm sinh học SEA và phân hữu cơ vào thời điểm sáng sớm hay chiều mát.

Vì thời điểm này không còn nắng nên cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Hơn nữa, đến giai đoạn thu hoạch, chanh dây rất dễ bị bệnh dịch ruồi vàng tấn công trên trái nên phải luôn túc trực tại vườn, quan sát cẩn thận, kịp thời phát hiện sâu bệnh hại để có các phương pháp phòng trừ.

Nhiều nông dân khác trồng chanh dây lâu năm ở cùng xã với ông Linh cũng đưa ra nhận định, chanh dây không sử dụng phân, thuốc hóa học luôn là sản phẩm được các công ty xuất khẩu săn đón với giá cao hơn so với trồng truyền thống sử dụng phân thuốc hóa học. Đặc biệt hơn, cây chanh dây trồng hữu cơ giúp cây ít sâu bệnh, kéo dài thời gian thu hoạch hơn, năng suất ổn định và đạt chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Quy trình chăm sóc cây chanh dây như sau: Trước khi xuống giống trồng chanh dây, nông dân cần bón lót 1kg phân hữu cơ và cùng kết hợp tưới 1 lít SEA đã pha theo tỷ lệ 1/40 tưới cho gốc trồng chanh dây.

Khi nào độ pH tại hố trồng chanh dây trên 6 thì tiến hành xuống giống trồng (đây là khâu rất quan trọng). Sau khi xuống giống chanh dây, tiến hành tưới ngay 1 lít SEA đã pha với nước theo tỷ lệ 1/40 + Amino tỷ lệ 1/100 - 150 vào gốc chanh dây.  Khi chanh dây được 1 tháng tuổi thì 15 ngày bón 300gram phân hữu cơ rồi tăng dần lên 500gram/gốc (1 tháng bón 2 lần). 

Sử dụng SEA trong sản xuất chanh dây, giúp cây ít sâu bệnh, kéo dài thời gian thu hoạch hơn, năng suất ổn định. Ảnh: Ngọc Trinh.

Sử dụng SEA trong sản xuất chanh dây, giúp cây ít sâu bệnh, kéo dài thời gian thu hoạch hơn, năng suất ổn định. Ảnh: Ngọc Trinh.

Trồng chanh dây thường xuất hiện nhiều loại côn trùng và nấm tấn công. Đồng thời do năng suất cao nên cây này cần được bổ sung nhiều dinh dưỡng trên lá, cứ 3 - 5 ngày cần phải phun SEA lên cây 1 lần để tăng trưởng cho cây, phòng ngừa côn trùng phá hại, nấm bám trên thân và lá.

Công thức sử dụng SEA phun phòng ngừa côn trùng: 200 lít nước + 1,5 - 2 lít SEA + 250 - 500ml tinh dầu TS + 500ml Amino + 250ml Oligo.

Công thức phun SEA tăng trưởng cho cây: Sử dụng 200 lít nước + 1,5 - 2 lít SEA + 500ml Amino + 250ml Oligo.  

Công thức phun phòng ngừa nấm trên chanh dây: 200 lít nước + 2,5-3 lít SEA + 500 - 750ml Oligo. Chanh dây là loại cây có rễ chùm ăn cạn nên hạn chế tối đa sử dụng phân hóa học, tăng cường thêm lượng phân chuồng đã hoai mục để cây phát triển bền vững.

Để có chiến lược phát triển bền vững cây chanh dây Việt Nam, lấy lợi thế cạnh tranh là sản phẩm trồng theo hướng hữu cơ thân thiện với môi trường, cộng thêm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở vùng đất Tây Nguyên. Tin rằng hương vị trái chanh dây trồng ở nơi đây là sự khác biệt so với sản phẩm cùng loại của các nước trên thế giới.

Xem thêm
Lộc Trời ra mắt 2 sản phẩm sinh học mới

CẦN THƠ Ngành Vật tư Nông nghiệp Lộc Trời đã chính thức công bố, ra mắt hai bộ giải pháp canh tác sinh học với các sản phẩm dành riêng cho cây lúa NEMACES và ANMITE 40SC.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm