| Hotline: 0983.970.780

Trồng dược liệu quý giúp đồng bào phát triển kinh tế

Thứ Sáu 04/11/2022 , 12:14 (GMT+7)

Người đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ phát triển dược liệu quý để xóa đói giảm nghèo và góp phần xuất khẩu nhằm tăng trưởng GDP cho kinh tế quốc gia.

Sáng 4/11, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị triển khai hướng dẫn nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Theo báo cáo của Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Việt Nam được đánh giá có tiềm năng to lớn về phát triển dược liệu với 5117 loài dược liệu. Trong đó, nhiều loại dược liệu quý, hiếm và vốn tri thức y học truyền thống dân tộc với nhiều bài thuốc có giá trị, là một kho tàng vô giá để tạo ra các sản phẩm từ dược liệu bao gồm thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, sản phẩm chăm sóc bảo vệ sức khỏe từ dược liệu, hóa mỹ phẩm từ dược liệu…

Hàng năm tổng số dược liệu được sử dụng trong ngành y tế ở Việt Nam ước tính 100.0000 tấn với tổng giá trị thị trường trên 400 triệu USD/năm. Trong khi đó theo WHO có đến 80% dân số toàn cầu sử dụng thảo dược để chăm sóc sức khỏe ban đầu. Việc sử dụng thuốc, các sản phẩm từ dược liệu cũng là một xu hướng của thế giới hiện nay.

PGS TS Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Y Dược cổ truyền phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Quang Yên.

PGS TS Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Y Dược cổ truyền phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Quang Yên.

Dược liệu được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: Thực phẩm thực dưỡng, đồ uống, nguyên liệu sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thuốc, hóa mỹ phẩm. Tổng giá trị thị trường sản phẩm từ thảo dược toàn cầu năm 2021 ước tính khoảng 230 tỷ USD có thể đạt 430 tỷ USD vào năm 2028 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm CAGR 11.32%.

Việt Nam có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển dược liệu trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật không chỉ phục vụ cho công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng dân tộc thiểu số niền núi, nông thôn, mà còn có thể xuất khẩu đóng góp tăng trưởng GDP cho nền kinh tế quốc gia.

Người đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ trồng cây dược liệu quý để phát triển kinh tế. Ảnh: Tuấn Anh.

Người đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ trồng cây dược liệu quý để phát triển kinh tế. Ảnh: Tuấn Anh.

Trong đó sâm và dược liệu quý được xác định là đối tượng có nhiều tiềm năng và lợi thế của các địa phương thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Chính phủ lựa chọn đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm tạo sinh kế và tăng thu nhập ổn định, bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực triển khai dự án.

Phát biểu tại hội nghị, PGS TS Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Y Dược cổ truyền cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 về phê duyệt Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trong đó, giai đoạn I: năm 2021-2025 được bố trí hơn 137.000 tỷ đồng để tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên những địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo ông Thịnh, đây lần đầu tiên phát triển dược liệu trong nước được Chính phủ quan tâm đầu tư để nhằm phát triển tiềm năng lợi thế gắn với phát triển kinh tế xã hội thông qua Chương trình MTQG dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Sâm Ngọc Linh được trồng tại tỉnh Kon Tum. Ảnh: Tuấn Anh.

Sâm Ngọc Linh được trồng tại tỉnh Kon Tum. Ảnh: Tuấn Anh.

Dự án sẽ đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc tiểu dự án; hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

“Đây là một quyết sách mang tính chiến lược trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, gắn phát triển dược liệu với sinh kế của người dân. Hiện các ngành đang hoàn thành tất cả công tác chuẩn bị để kịp thời lựa chọn chuỗi giá trị dược liệu, chủ trì liên kết triển khai thực hiện nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu của dự án trong giai đoạn 2021-2025”, ông Thịnh chia sẻ.

Xem thêm
Nhiều thị trường sẽ 'theo chân' EU về quy định không gây mất rừng

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ theo EU bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lộc Trời ghi nhận doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng trong quý I/2024

Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời vừa công bố hoạt động kinh doanh quý I/2024 với doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2023.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.