| Hotline: 0983.970.780

Trồng môn lấy ngó

Thứ Năm 16/08/2012 , 10:34 (GMT+7)

Giá lúa giảm trong khi vật tư và công lao động ngày càng tăng cao, "cái khó ló cái khôn", một số nông dân ở vùng trũng xã Đại Hải, huyện Kế Sách chuyển sang trồng môn nước lấy ngó...

Giá lúa giảm trong khi vật tư và công lao động ngày càng tăng cao, "cái khó ló cái khôn", một số nông dân ở vùng trũng xã Đại Hải, huyện Kế Sách chuyển sang trồng môn nước lấy ngó, bổ sung một loại rau màu mới vào cơ cấu cây màu. Đây là giống môn nước, cho năng suất ngó cao...

Theo anh Tho ở ấp Ba Rinh, xã Đại Hải, chi phí đầu tư ban đầu cho một công (1.000 m2) SX môn gồm đắp bờ bao và giống, tốn khoảng 1,6 triệu đồng; tiền phân bón, thuốc hóa học trong 3 tháng đầu khoảng 1 triệu. Từ tháng thứ ba trở đi, bình quân mỗi tháng cho 300 kg ngó/công, giá bán 9.000 đ/kg thì tổng thu là 2,7 triệu đồng/công/tháng.

Chi phí đầu tư hàng tháng về phân bón, thuốc BVTV khoảng 600.000 đ/tháng, cộng với chi phí đầu tư ban đầu khoảng 150.000 đ/công. Lấy công làm lời, mỗi tháng lợi nhuận gần 2 triệu đ/công. So với lúa, lợi nhuận do cây môn mang lại cao gấp 3-4 lần. Mỗi đợt trồng kéo dài khoảng 1 năm thì tàn. Nên luân canh giữa cây môn và cây lúa, vì trồng môn liên tục sẽ bị sâu bệnh gây hại, năng suất giảm, hiệu quả thấp.

Hiện có hàng chục hộ trồng môn lấy ngó với diện tích từ 1-10 công/hộ. Đặc biệt là tất cả các hộ trồng môn đều liên kết chặt chẽ với người thu mua. Hàng ngày, hàng trăm kg ngó được gửi xe lên miền Đông tiêu thụ. Diện tích trồng môn phát triển tương ứng với lượng đặt hàng của các cơ sở ở Đồng Nai, Bình Dương nên cây môn đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Hà Nội có 124 cơ sở được cấp mã số vùng trồng với 794 ha

Mã số vùng trồng được cho là phương pháp quản lý tận gốc chất lượng nông sản, tuy nhiên câu chuyện thực hiện và giám sát nó hiện vẫn còn nhiều khó khăn.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.