| Hotline: 0983.970.780

Trồng tràm vùng bán ngập hồ Thác Bà

Thứ Năm 09/04/2015 , 09:49 (GMT+7)

Nhiều người nghi ngờ cây tràm Úc khó phát triển trên vùng nước ngọt, nhưng kết quả sau hơn 10 năm cây tràm Úc đã phát triển tốt trên vùng đất bán ngập hồ Thác Bà.

Hồ Thác Bà (Yên Bái) rộng 23.400 ha, diện tích mặt nước 19.050 ha, với hơn 1.300 hòn đảo lớn nhỏ, mực nước dao động từ cốt 46 - 58 m.

Về mùa cạn hàng ngàn héc ta đất chân các đảo hồ trơ ra, rất phù hợp cho việc phát triển cây tràm Úc. Đề tài khoa học trồng cây tràm trên diện tích bán ngập vùng hồ Thác Bà đã được nghiệm thu, cho đến nay diện tích toàn vùng bán ngập thì vẫn để hoang hoá...

Hồ Thác Bà có nhiệm vụ tích nước để chạy máy thủy điện với chiều dài hơn 80 km, là hồ nhân tạo lớn nhất khu vực miền núi phía Bắc nằm trọn trong lòng huyện Yên Bình và một phần huyện Lục Yên, mực nước hồ dao động từ cốt 45 - 58 m.

Về mùa cạn, do nhu cầu phát điện nhiều năm xuống tới cốt 40 m, để lộ hàng ngàn ha dưới chân 1.331 hòn đảo và ven hồ. Người dân đã tận dụng diện tích đất bán ngập để trồng các loại rau màu, nhiều nơi trồng lúa.

Tuy nhiên, việc tích nước hồ phụ thuộc vào mùa mưa, nếu mùa mưa đến sớm thì hồ tích nước sớm, mùa mưa đến muộn thì tích nước muộn không theo quy luật nào. Vì thế, nhiều năm bà con được thu hoạch, còn không thì mất trắng hoa màu.

Ông Hoàng Văn Dung, xã Cảm Nhân có chừng 2.000 m2 đất bán ngập, mùa nước cạn gia đình ông trồng đỗ, lạc, còn mấy thửa ruộng nước dưới cốt 58.

13-03-39_3
Một dải rừng tràm nơi trú ngụ của các loài thuỷ sinh, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cho hồ Thác Bà

"Nhiều năm sau Tết ít ngày thì nước hồ rút, chừng một, hai tuần đất ráo thì cày. Có năm hết tháng ba nước mới rút, khi đó nếu có trồng cây gì thì cũng khó mà được thu hoạch.

Ngay cả mấy đám ruộng đây, nếu năm nào mưa lớn vào đầu mùa mưa như năm ngoái thì cũng chả được thu hoạch. Trồng cấy vùng đất bán ngập năm được, năm mất chẳng ăn thua gì.

Rừng tràm ngập nước trên hồ Thác Bà ngoài việc giữ đất cho các hòn đảo không bị sụt lún mà còn là nơi trú ngụ, sinh sản cho nhiều loài cá, tôm, chim chóc...
Việc để hoang hoá hơn 2.000 ha đất bán ngập hồ Thác Bà thật vô cùng lãng phí, nhất là tỉnh Yên Bái đang muốn biến hồ Thác Bà thành khu du lịch và nghỉ dưỡng thì không thể không trồng cây tràm Úc.

Giống như chuyện đánh bạc với trời, có năm trắng tay. Người dân mình thấy đất bỏ không thì tiếc lắm, không làm chân tay buồn bực, mà làm cũng chưa chắc đã được ăn. Cứ làm cầu may thôi...", ông Dung thành thật.

Vùng đất bán ngập hồ Thác Bà thống kê chưa đầy đủ khoảng hơn 2.000 ha, chiếm gần 1/10 diện tích của hồ. Đất bán ngập dưới chân các hòn đảo phần bị xói mòn, phần bị cây mai dương xâm lấn, diện tích ngày càng mở rộng là một tác nhân nâng đáy hồ Thác Bà lên, góp phần rút ngắn tuổi thọ của công trình thuỷ điện.

Năm 2001, Sở NN-PTNT Yên Bái xây dựng đề tài khoa học "Trồng cây tràm Úc trên vùng đất bán ngập hồ Thác Bà", với diện tích hơn 20 ha, đơn vị được giao triển khai đề tài là Cty Lâm nghiệp Thác Bà.

Từ năm 2003 - 2005 đã trồng khoảng 26 ha tràm Úc, bằng việc gieo ươm hạt giống trong vườn ươm sau đó mang ra trồng trên vùng đất bán ngập. Cây giống đem trồng có 18 tháng tuổi, mật độ trồng 5.000 cây/ha, khoảng cách 1 m/cây, hàng cách hàng là 2 m.

Nhiều người nghi ngờ cây tràm Úc khó phát triển trên vùng nước ngọt, nhưng kết quả sau hơn 10 năm cây tràm Úc đã phát triển tốt trên vùng đất bán ngập hồ Thác Bà.

Ngoài diện tích tràm trồng trong khuôn khổ dự án, người dân đã tự mua hạt về gieo ươm và trồng, tổng diện tích tràm trên vùng đất bán ngập hồ Thác Bà hiện có khoảng 200 ha, nhiều cây có đường kính gốc 10 - 15 cm.

So với cây keo, bồ đề (cây nguyên liệu giấy)... thì cây tràm Úc phát triển chậm hơn, nên việc trồng rừng kinh tế không phù hợp, nhưng trồng phòng hộ giữ đất và làm cây cảnh quan cho hồ Thác Bà thì không cây gì hơn được.

Xem thêm
Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 3] Nhân rộng mô hình tiên tiến

Thời gian tới, Khánh Hòa sẽ nỗ lực mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô, khu vực thí điểm.

Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Cùng ngư dân Trà Vinh thắp sáng đèn trên biển

Trà Vinh Những suất quà tặng bà con ngư dân gồm bình ắc quy, đèn led, combo pin, túi thuốc, cuốn cẩm nang nhằm hỗ trợ, động viên ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển