| Hotline: 0983.970.780

Trừ bệnh nấm hại lúa

Thứ Sáu 25/06/2010 , 10:25 (GMT+7)

Do thành phần dinh dưỡng cao, lúa là cây trồng có đối tượng bệnh hại rất phong phú và đa dạng, trong đó các bệnh nấm là nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất năng suất và phẩm chất lúa gạo...

Mô hình tổng quát quy trình phòng trừ bệnh hại lúa 3N + 2A

Do thành phần dinh dưỡng cao, lúa là cây trồng có đối tượng bệnh hại rất phong phú và đa dạng, trong đó các bệnh nấm là nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất năng suất và phẩm chất lúa gạo hiện nay ở nước ta.

Điển hình là các bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae), khô vằn (Rhizoctonia solani), tiêm hạch (Sclerotium oryzae), thối bẹ lúa (Sarocladium oryzae), đốm nâu (Curvularia sp.)..., bệnh đen lép hạt do một tập hợp nấm và vi khuẩn cùng gây hại trong nhiều năm qua đã gây ra những tổn thất lớn cho sản xuất lúa.

Đối với bệnh virus và bệnh vi khuẩn đến nay chưa có thuốc đặc trị trên thị trường ở nước ta, vì vậy tiền chi phí cho việc phòng trừ các bệnh hại trên cây lúa của người nông dân chủ yếu là tiền mua thuốc trừ nấm. Mặt khác một thực tại sản xuất cho thấy để phòng trừ được các bệnh nấm hại lúa, nông dân đã phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau (trong đó có không ít loại thuốc chất lượng kém), đồng thời để giữ năng suất lúa, không ít người đã tăng nồng độ thuốc, tăng liều lượng hoặc tăng số lần phun thuốc... dẫn đến hậu quả tai hại làm tăng chi phí sản xuất lúa song hiệu quả phòng trừ thấp, năng suất thấp, lợi nhuận thu không cao, đồng thời gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người sản xuất lúa và ngưòi tiêu dùng.

Hướng giải pháp tích cực là lựa chọn một quy trình làm giảm được chi phí thuốc, song vẫn phòng trừ được tất cả các bệnh nấm hại trên cây lúa có hiệu quả cao suốt cả vụ, đồng thời có tác dụng kích thích sự sinh trưởng, phát triển, giúp tăng sức đề kháng của cây lúa, làm tăng khả năng chống chịu và tác động trực tiếp đến các yếu tố cấu thành năng suất, trong đó chủ yếu là góp phần làm tăng số bông (nhánh hữu hiệu)/khóm và số hạt (hạt chắc)/bông.

Để giúp người trồng lúa giải quyết các mục tiêu trên, chúng tôi xin giới thiệu Quy trình phòng trừ bệnh hại lúa 3N + 2A, tức là quy trình bảo vệ cây lúa không bị nấm hại suốt cả vụ chỉ với 3 lần phun thuốc Nativo 750 WG kết hợp với 2 lần phun thuốc Antracol 70WP của Công ty Bayer (Cộng hoà liên bang Đức). Đây là quy trình phòng trừ các bệnh nấm hại lúa có sự kết hợp hoàn hảo của 2 loại thuốc trên đã được thực hiện thành công trên nhiều địa phương ở các tỉnh phía Nam như Sóc Trăng, An Giang, Long An, Mỹ Tho, Tiền Giang... ở các vụ lúa năm 2009. Áp dụng quy trình này nhằm giúp cho người sản xuất phòng trừ được tất cả các bệnh nấm hại trên cây lúa, đặc biệt bệnh đạo ôn lá và cổ bông, bệnh vàng lá nghẹt rễ, bệnh khô vằn, bệnh đen lép hạt... từ đầu đến cuối vụ. Đồng thời trực tiếp bổ sung vi lượng kẽm (Zn++) dễ tiêu cho cây lúa, kích thích lúa phát triển xanh tốt, làm lá xanh hơn, lá đòng thẳng đứng, bộ rễ phát triển mạnh hơn, lúa cứng cây, tăng khả năng đẻ nhánh hữu hiệu, chắc hạt, hạt sáng bóng... Việc phòng trừ các bệnh hại lúa đạt hiệu quả cao kéo dài làm giảm chi phí, đảm bảo tăng năng suất lúa, tăng phẩm chất gạo, tăng thu nhập cho người trồng lúa.

 Quy trình phòng trừ bệnh hại lúa (3N + 2A) được thực hiện đơn giản, cụ thể như sau:

- N1: Phun thuốc Nativo750WG + Antracol70WP vào giai đoạn làm đòng (tuỳ thuộc từng giống lúa) để phòng trừ bệnh vàng lá, đạo ôn lá, khô vằn... đồng thời có tác dụng dưỡng lá, nuôi đòng.

- N2: Phun Nativo 750WG + Antracol 70WP vào thời gian lúa trỗ 3% (trỗ báo hay báo trỗ) để phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông, khô vằn, đen lép hạt..., mặt khác có tác dụng dưỡng hạt phấn, giúp lúa trỗ đều.

- N3: Chỉ phun thuốc Nativo 750WG vào thời gian lúa trỗ đều để phòng trừ bệnh đen lép hạt, khô vằn... kết hợp dưỡng hạt lúa, làm hạt lúa no chắc, sáng bóng.

*Liều lượng thuốc mỗi lần phun:

- Nativo 750WG: 3gr thuốc/bình 8lít hoặc 6gr thuốc/bình 16 lít, phun 32 lít nước thuốc/công (1.000 m2).

- Antracol 70 WP: 1 - 1,5 kg thuốc/ha hoặc 100gr - 150gr/công. Pha 1 gói 25gr thuốc/bình 8lít (hoặc 50gr/bình 16 lít), 2 bình 16 lít nước thuốc/công.

Quy trình phòng trừ các bệnh nấm hại cho cây lúa với công thức 3N + 2A ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu song rất có hiệu quả.

Xem thêm
Vùng cao nuôi con đặc sản: [Bài3] Độc đáo heo thảo mộc

Một con heo bình thường, nhưng khi được nuôi với quy trình đặc biệt thì nó trở thành đặc sản, đó là cách nuôi cho heo ăn thảo dược…

Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm