| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc lại chỉnh gen tạo ra khỉ điên

Thứ Ba 29/01/2019 , 10:30 (GMT+7)

Các chuyên gia y tế và đạo đức lại tiếp tục bị chia rẽ sau khi nhóm các nhà khoa học Trung Quốc vừa công bố đã nhân bản vô tính 5 con khỉ chỉnh sửa  gen thành công để gây ra bệnh tâm thần ở chúng.

Năm con khỉ vừa được nhân bản vô tính

Theo đó, năm phôi khỉ nhân bản vô tính đã được chỉnh gen để loại bỏ các gen BMAL1 để cho những con khỉ sơ sinh này lộ ra các triệu chứng của các bệnh gồm lo âu, trầm cảm và tâm thần phân liệt. Công đoạn này được cho là kết quả của sự gián đoạn nhịp sinh học của chúng. Nghiên cứu này vừa đoọc công bố trên trang National Science Review.

SCMP dẫn lời thành viên nhóm nghiên cứu, nhà khoa học Chang Hung-Chun cho hay, kết quả nghiên cứu của các chuyên gia của Viện Khoa học thần kinh (Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc) có thể giúp phát triển các phương pháp điều trị cho một loạt các tình trạng sức khỏe của con người bao gồm rối loạn giấc ngủ, tiểu đường, ung thư và các bệnh thoái hóa thần kinh. 

Ngay lập tức, công bố trên đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng bởi việc sử dụng động vật nhân bản, cũng như việc các nhà nghiên cứu đã sử dụng công cụ chỉnh sửa gen CRISPR/Cas 9. Công cụ này trước đó đã được một nhà khoa học Trung Quốc Hạ Kiến Khuê sử dụng, tác giả đã tạo ra những đứa trẻ được chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới như một phần của một thí nghiệm gây tranh cãi và không được cấp phép. Tuy nhiên, không giống như thí nghiệm của ông Hạ,  nghiên cứu trên khỉ nhân bản lần này đã được Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và chính quyền thành phố Thượng Hải  ủy quyền và tài trợ.

Người đầu tiên lên tiếng là nhà khoa học Andrew Knight, một giáo sư về phúc lợi và đạo đức động vật thuộc Đại học Winchester (Anh), đã gọi hành động trên là tin tức đáng quan ngại. “Bệnh tâm thần ở người rất phức tạp và thậm chí còn khó dự đoán hơn bệnh lý thuần túy. Những lợi ích có thể có từ việc làm hại động vật theo cách này là vô cùng nhỏ. Tuy nhiên, không hề nghi ngờ gì rằng, những con vật nhỏ bé này sẽ phải chịu đựng những công đoạn thí nghiệm rất đáng kể. Linh trưởng vốn là loài động vật rất thông minh và hiếu động xã hội nên việc cố tình làm hại họ là phi đạo đức, nhất là khi cơ hội lợi ích cụ thể cho các bệnh nhân là rất nhỏ. Nghiên cứu theo cách này là rất vô trách nhiệm”, ông Knight nói.

Trung Quốc hiện là quốc gia duy nhất trên thế giới có công nghệ nhân bản linh trưởng nuôi nhốt, vẫn được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học trên toàn cầu do sự tương đồng về hệ thần kinh của chúng với con người so với các động vật thí nghiệm thông thường khác như loài gặm nhấm. Do vậy, loài linh trưởng có thể trải qua nỗi đau và giày vò tâm lý theo những cách tương tự như con người từ các thí nghiệm khoa học.

Trong khi đó, các loài vượn lớn như đười ươi, tinh tinh và khỉ đột đều bị cấm hoặc hạn chế trưng dụng làm nghiên cứu ở Anh, Hà Lan, Thụy Điển, Đức và New Zealand, trong khi nước Áo thì cấm sử dụng tất cả các loài linh trưởng trong các thí nghiệm. Theo các chuyên gia di truyền, tinh tinh được cho là có khoảng 98% DNA giống với con người.

Tại Anh, khoảng 3.000 con khỉ đuôi dài được sử dụng trong nghiên cứu y tế hàng năm, chủ yếu để phát triển vacxin hoặc nghiên cứu hệ thống thần kinh và hệ sinh sản của con người. Tuy nhiên Alan Bates, một đồng nghiệp tại Trung tâm Đạo đức động vật Oxford cho biết, hành động trên đã từng tao ra một cuộc “tranh cãi đặc biệt” khi tiến hành nghiên cứu trong lĩnh vực bệnh tâm thần. “Nếu các quá trình tâm lý của khỉ đủ gần với con người để cung cấp một mô hình hợp lệ, thì sẽ là phi đạo đức khi tiến hành thử nghiệm trên chúng. Bản thân các động vật được nhân bản vô tính vốn dĩ không thích hợp cho việc sử dụng để thử nghiệm thuốc vì chúng thiếu sự đa dạng di truyền như có trong các quần thể tự nhiên. Hơn nữa, rất khó để thấy làm thế nào mà các động vật nuôi nhốt trong phòng thí nghiệm có thể không thể hiện các triệu chứng giống như bệnh tâm thần”, ông Bates cho biết.

Nhiều chuyên gia đạo đức sinh học khác cũng đồng ý rằng, hãy nghĩ tới vấn đề đạo đức xung quanh việc sử dụng động vật tương tự như con người trong tự nhiên và bất kỳ thí nghiệm nào trên động vật phải tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm