| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc: Mặt đường bỗng nhiên bốc nhiệt 70 độ C

Chủ Nhật 04/07/2010 , 13:32 (GMT+7)

Vùng mặt đường phát nhiệt có diện tích khoảng 1m2, thuộc khu vực trung tâm huyện lỵ Bành Sơn tỉnh Tứ Xuyên.

Tân Hoa Xã ngày hôm qua 3/7 đưa tin, những ngày gần đây khu vực trung tâm huyện lỵ Bành Sơn tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc có một điểm bỗng nhiên phát nhiệt nhiệt chưa rõ lý do, nhiệt độ lên tới 700C trên diện tích khoảng 1 m2 ngay trên mặt đường.  

Các chuyên gia đang tìm hiểu hiện trường nơi phát sinh hiện tượng toả nhiệt bất thường

Ngày 3/7, các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý công trình Thành Đô, Trung tâm nghiên cứu địa nhiệt đã có mặt tại hiện trường tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng lạ này.

Theo giáo sư Vương Đa Nghĩa, hiện tượng một địa điểm bề mặt mặt đất bỗng dưng gia nhiệt đột ngột nhiều khả năng là do các dòng nhiệt lưu dưới lòng đất sâu thông qua các vết nứt bề mặt bốc lên tạo ra.

Khi phóng viên Tân Hoa xã có mặt tại hiện trường, số 100 đường Trương Cương phía tây huyện lỵ Bành Sơn, người dân ở đây cho biết hiện tượng này đã xuất hiện khoảng hơn 2 tháng nay nhưng bình thường ít người để ý.

Sau một trận mưa, chị Lôi Kiến Anh, một người dân sống trên phố Trương Cương bất ngờ phát hiện thấy nước mưa bốc hơi ngay trên một khoảng bề mặt mặt đường.

Các nhà khoa học tiến hành đo đạc phát hiện thấy nhiệt độ bề mặt mặt đường nơi gia nhiệt lên tới 70 độ C mặc dù thời tiết rất mát mẻ. Nhiệt độ chỗ này bình thường chỉ dao động ở mức 40 độ C, lúc cao nhất mới đạt ngưỡng 70 độ C, hơn nữa diện tích chỉ vỏn vẹn khoảng 1m2 nên các nhà khoa học cho rằng đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, người dân không nên quá lo lắng.

Trước đây người ta từng ghi nhận một trường hợp tương tự khác tại vùng núi Long Tuyền, Vũ Hán, Hồ Bắc và nhiệt độ lên tới 100 độ C nhưng hầu như không ảnh hưởng gì đến môi trường xung quanh và cuộc sống của người dân.

(Theo VTC News)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm