| Hotline: 0983.970.780

"Trung Quốc muốn mua dầu mỏ bằng máu của nhân dân và các dân tộc khác"

Thứ Ba 10/06/2014 , 09:10 (GMT+7)

Đó là chia sẻ của GS.TS Đỗ Năng Vịnh, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Di truyền Nông nghiệp với NNVN.

Cũng theo GS Vịnh: Chúng ta không liên minh để đi ăn cướp hay xâm phạm một quốc gia nào khác nhưng chúng ta hoàn toàn có quyền và cần phải liên minh với quốc tế để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

19-42-58_gs-ts-do-nng-vinh
GS.TS Đỗ Năng Vịnh, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Di truyền Nông nghiệp

Ông Vịnh cho rằng, sau cách mạng văn hóa, Trung Quốc rất nghèo, khủng hoảng nhiều mặt. Nhưng nhờ chính sách mở cửa Trung Quốc được hưởng rất lớn thành tựu của nhân loại về KHCN, các nguồn tài chính đầu tư đã sớm vươn lên giàu mạnh. Nhưng những năm gần đây, “phái diều hâu” tại Trung Quốc đi ngược lại tư tưởng đó.

“Phái diều hâu” trong chính quyền Trung Quốc đã gây hấn không chỉ VN mà còn nhiều quốc gia có đường biên giới lãnh thổ chung với họ. Xu hướng đó sẽ không đưa Trung Quốc phát triển thành quốc gia văn minh, một nước đàn anh để các dân tộc khác noi theo.

Ông có thể nói rõ hơn điều này?

Chẳng hạn Trung Quốc đưa ra cái gọi là "đường lưỡi bò". Vùng biển này là đường giao thương rất lớn của nhiều nước trong khu vực và thế giới. Đó là “động mạch chủ” trong nền kinh tế quốc tế.

Nếu “động mạch chủ” này bị nghẽn sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống của hàng trăm triệu người dân Trung Quốc trước tiên chứ chưa phải nước khác. Như thế Trung Quốc sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng rất lớn ngay trong nội địa.

Vậy điều gì mà “phái diều hâu” Trung Quốc đang hướng tới, thưa ông?

Tôi khẳng định, Trung Quốc không cần chiến tranh, không cần chiếm đoạt dầu mỏ, đất đai của các nước khác mà họ có thể bỏ tiền ra mua bằng chính sức lao động của mình. Chỉ có điều họ muốn mua dầu mỏ không phải bằng tiền, bằng thương mại tự do theo thông lệ quốc tế hiện nay mà mua dầu mỏ, nhiên liệu bằng máu của nhân dân Trung Quốc và các dân tộc khác.

Trung Quốc nên biết rằng, Hàn Quốc và Nhật Bản đã phát triển kinh tế một cách ngoạn mục không phải là vì họ giàu tài nguyên. Họ mua cái đó bằng thị trường tự do và tiền lao động. Nhật Bản đã khai thác được tất cả các giá trị của tinh hoa nhân loại như các ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp viễn thông, cơ khí hóa, công nghệ sinh học và họ hoàn toàn có thể có đầy đủ các loại nguyên nhiên liệu mà không cần đến chiến tranh, cướp đất.

Từ thực tế này, ông có nghĩ rằng, chính Trung Quốc đang muốn gây họa?

Khi có một kẻ gây hấn thì tự nó sẽ sinh ra một lực lượng đồng minh phản đối. Bài học của lịch sử trong chiến tranh thế giới thứ 2 là chính phe đồng minh phản chiến đã bóp chết nước Đức phát xít. Cho nên, “phái diều hâu” Trung Quốc đừng nghĩ rằng, việc này chỉ gây hấn với mỗi Việt Nam mà nó sẽ gây hấn với ASEAN, gây hấn với Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc và nhiều nước khác.

Rõ ràng, để đối phó với hành động đi ngược lại với xu thế của thời đại rất cần nhiều biện pháp. Với tư cách là một nhà khoa học, ông có kiến giải gì?

Chúng ta muốn thắng được thì chúng ta phải dựa trên 2 yếu tố: nội lực quốc gia và ngọn cờ chính nghĩa bởi sự liên minh quốc tế. Hai cái đó bao giờ cũng gắn chặt với nhau.

 Thời đại toàn cầu hóa cái đó càng cần thiết. Không một nước bé nào thắng được nước lớn nếu không có sự liên minh chính nghĩa, đoàn kết quốc tế. Chúng ta không liên minh để đi ăn cướp hay xâm phạm một quốc gia khác nhưng chúng ta hoàn toàn có quyền và cần phải liên minh quốc tế để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Việc liên minh này không phải do ý muốn chủ quan quyết định. Cái này do mâu thẫu quốc tế quyết định. Vấn đề biển Đông là vấn đề của toàn cầu. Mâu thuẫn như thế nào thì nó sẽ tạo ra nền tảng liên minh như thế.

Hành động độc chiếm biển Đông và bản đồ đường chín đoạn của Trung Quốc tự nó tạo ra mâu thuẫn không chỉ giữa Việt Nam và Trung Quốc mà nó sinh ra mâu thuẫn khu vực và quốc tế.

Khi buộc phải đương đầu với tranh chấp, xung đột lãnh thổ thì sự lệ thuộc về kinh tế sẽ là điểm yếu chí tử của đất nước. Đây là bài học lớn có tính nguyên tắc nhưng hình như hiện nay chúng ta chưa thuộc lòng bài học đó?

Quan hệ thông thương thì cả hai nước đều có lợi. Trong đó người dân Trung Quốc được hưởng lợi nhiều hơn. Vì họ luôn luôn xuất siêu cho Việt Nam. Việt Nam là cửa ngõ của ASEAN, biển Đông là đường giao thương huyết mạch giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, các nước khác. Cho nên giao thương hòa bình giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ có lợi cho người dân Trung Quốc rất nhiều.

Hiện bên cạnh thị trường Trung Quốc chúng ta có những thị trường xuất siêu như Mỹ, những thị trường tiêu thụ nông sản lớn như Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU. Nhưng do tính chất nông nghiệp VN đang SX nhỏ lẻ, phân tán, dựa vào kinh tế cá thể của nông dân SX nhỏ là chính cho nên sức lan tỏa của nó hạn chế.

Muốn tạo ra nội lực của nền nông nghiệp thì phải thay đổi căn bản phương thức SXNN của chúng ta. Có như vậy hàng hóa ta mới vươn ra thị trường xa hơn, thị trường giàu hơn được.

Nhiều mặt hàng nông sản của ta có vị thế quốc tế như lúa gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su, thủy hải sản. Ngoài ra chúng ta có một lực lượng kiều bào rất lớn ở Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Nga, EU… sẽ xúc tác góp phần làm giàu cho đất nước. Biết đâu, trong cái họa, thương mại có thể bị cản trở nhưng cái may cho Việt Nam mở rộng tầm nhìn vượt xa hơn nữa đến với những thị trường lớn hơn.


Giàn khoan trái phép Hải Dương 981 của Trung Quốc đặt sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Vậy với nông nghiệp, theo ông nên tổ chức lại SX như thế nào để đáp ứng điều kiện vươn ra biển lớn?

Nông nghiệp cần tổ chức lại sản xuất. Phương thức SXNN của ta còn lạc hậu, mạnh mún, tôi hay gọi là nền nông nghiệp chiếu manh.

Theo tôi cần tổ chức SXNN theo mô hình con thuyền lớn tiến ra đại dương. Mỗi một gia đình SX trên một manh chiếu thì nay nhiều gia đình góp đất lại thành một con thuyền lớn. Nông dân là động cơ, là mảnh ghép tạo nên con thuyền đấy. DN sẽ là người cầm cờ đứng ở mũi thuyền.

 Nhà nước đóng vai trò cầm lái con thuyền ấy ra khơi. Nhà nước cân bằng lợi ích giữa DN và nông dân, có chính sách bảo hiểm rủi ro cho DN và người nông dân khi tham gia SX lớn.

Mặt khác, nhà nước có vai trò quan hệ kinh tế đối ngoại. Quan hệ chính trị với quan hệ kinh tế bao giờ cũng thống nhất với nhau. Quan hệ kinh tế phải là động lực quan trọng để phát triển quan hệ chính trị. Nhằm tạo ra lợi ích kinh tế giữa các quốc gia. Nhà nước cần tăng cường kinh tế đối ngoại cho nông nghiệp, tức là tìm kiếm thị trường cho nông nghiệp.

Cùng với đó là vai trò của nhà khoa học trong con thuyền này. Nhà khoa học giống như người đứng ở mạn thuyền nhưng có trách nhiệm tư vấn cho cả DN, nông dân và cả nhà nước.

Hiện nay chúng ta chưa đánh giá xác đáng vai trò tư vấn của khoa học kinh tế, khoa học thị trường. Khoa học kinh tế nó xác định SX cái gì? Khối lượng bao nhiêu? Bán cho ai? Bán vào thời điểm nào để có lợi ích cao nhất. Còn KHCN là làm thế nào để SX đạt hiệu quả cao nhất, rẻ nhất, tính đồng nhất cao, hạ thấp đầu vào, chất lượng cao.

Nếu hệ thống ấy hoạt động đồng bộ thì mô hình con thuyền lớn ra biển sẽ đạt hiệu quả.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Xem thêm
Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm