| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc tiếp tục cắt giảm khẩu phần thức ăn chăn nuôi

Thứ Sáu 21/05/2021 , 09:28 (GMT+7)

Hàm lượng bột đậu nành trong các sản phẩm thức ăn chăn nuôi của nhiều doanh nghiệp Trung Quốc từ 13,2% trong năm 2019 xuống 12,5% trong năm 2020 và giờ chỉ còn 10%.

Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 100 triệu tấn đậu nành và 11,3 triệu tấn ngô trong năm 2020. Ảnh: GT

Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 100 triệu tấn đậu nành và 11,3 triệu tấn ngô trong năm 2020. Ảnh: GT

Theo đó, các nhà sản xuất heo hơi và thức ăn chăn nuôi hàng đầu ở Trung Quốc đang sử dụng ít khô đậu nành hơn nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài.

Động thái cắt giảm khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn diễn ra trong bối cảnh “ba trong một” gồm: giá nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi tăng cao cùng với căng thẳng thương mại và đại dịch Covid-19 gây ra những bất ổn cho thương mại toàn cầu.

New Hope Liuhe, nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu của Trung Quốc cho biết, chỉ sử dụng 10% hàm lượng bột đậu nành trong các sản phẩm thức ăn chăn nuôi của mình kể từ cuối tháng 4, so với 13,2% trong năm 2019 và 12,5% trong năm 2020.

 “Chúng tôi đã chọn việc áp dụng nhiều loại bột và protein khác nhau để đảm bảo có đủ thức ăn cho lợn và gia cầm, đại diện New Hope Liuhe cho biết.

Hồi đầu tuần này, ông Qin Yinglin, Chủ tịch tập đoàn sản xuất thịt lợn lớn nhất Trung Quốc Muyuan Foods Co, phát biểu tại một hội nghị cũng tiết lộ, công ty cũng đã thay đổi sang chế độ ăn ít protein cho chăn nuôi lợn vì mức tiêu thụ khô dầu đậu nành để nuôi lợn "vẫn còn quá cao".

Nỗ lực trên của các công ty nhằm giảm sử dụng khô dầu đậu nành trong thức ăn cho lợn được đưa ra sau khi Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đưa ra thông báo hồi tháng 3 kêu gọi các công ty cắt giảm hàm lượng đậu nành và ngô trong thức ăn chăn nuôi.

Dữ liệu chính thức từ hải quan cho thấy, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 100 triệu tấn đậu nành và 11,3 triệu tấn ngô trong năm 2020, tăng lần lượt 11,7% và 135% so với một năm trước đó.

Wang Zuli, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Kinh tế và Phát triển Nông nghiệp thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, nói với Global Times hôm thứ Năm rằng Bộ đặt mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu đậu nành từ nước ngoài, đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường.

Đậu tương Brazil được doanh nghiệp Trung Quốc nhập về qua cảng Nam Thông, tỉnh Giang Tô. Ảnh: IC

Đậu tương Brazil được doanh nghiệp Trung Quốc nhập về qua cảng Nam Thông, tỉnh Giang Tô. Ảnh: IC

"Xu hướng cắt giảm khẩu phần thức ăn chăn nuôi của lợn nhằm đáp ứng tình hình hiện tại khi Trung Quốc thiếu đậu nành và khô dầu đậu nành. Nếu nhiều công ty làm theo, nhu cầu đậu nành của nước này có thể giảm trong dài hạn", ông Wang lưu ý.

New Hope Liuhe dự báo, giá các loại nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi có thể sẽ còn biến động trong một thời gian dài.

"Trong năm 2020, các yếu tố của đại dịch coronavirus, nguồn dự trữ tạm thời và thiên tai đã đẩy giá ngô lên mức cao nhất trong vòng 5 năm. Giá khô đậu tương cũng tăng trong một thời gian ngắn do các cảng ở Nam Mỹ đóng cửa do Covid-19. Tiếp đó căng thẳng Mỹ-Trung cũng gây ra những bất ổn lớn cho thương mại song phương. Và tình hình hiện tại vẫn chưa làm giảm được lượng đậu tương mà Trung Quốc mua của Mỹ do nhu cầu đậu tương vẫn vượt quá nguồn cung", một chuyên gia giấu tên nói với Global Times.

(Global Times)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.